Danh sách “truy nã” của NASA: 5 vật thể có thể tấn công địa cầu!
Các vật thể nguy hiểm hàng đầu được hệ thống giám sát Sentry của Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) trực thuộc NASA theo dõi gắt gao, trong đó có những cái tên rất quen thuộc.
Tờ Live Science điểm tên 5 vật thể không gian nguy hiểm hàng đầu, có thể đem đến cho Trái đất mối hiểm họa tương tự Chicxulub - tiểu hành tinh kích hoạt đại tuyệt chủng giết chết loài khủng long mà Sentry đã ghi nhận.
1. Bennu
Bennu là tiểu hành tinh được tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA lấy mẫu, sau đó thả khoảng 250 g mẫu xuống địa cầu vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tiểu hành tinh Bennu - (Ảnh: NASA).
Tiểu hành tinh này có bề rộng trung bình 0,49 km, khối lượng 74 triệu tấn.
Nó đứng đầu trong danh sách các tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất, với xác suất va chạm trong ngày 24-9-2182 là 1/2.700. Tỉ lệ có vẻ thấp nhưng vẫn là mối đe dọa rất lớn vì cú va chạm của Bennu sẽ dội vào Trái đất sức mạnh tương đương vụ nổ của 1,4 tỉ tấn thuốc nổ TNT.
Đó cũng là lý do NASA đầu tư nghiên cứu về nó, bao gồm việc lấy mẫu.
2. 29075 (1950 DA)
Tiểu hành tinh đứng thứ hai danh sách đã tuyệt tích suốt 50 năm sau lần phát hiện đầu tiên vào năm 1950, sau đó xuất hiện lại bất ngờ. Nó có bề rộng 1,3 km, khối lượng 78 triệu tấn.
Quỹ đạo của 29075 (màu trắng) cắt ngang nhiều hành tinh trong Hệ Mặt trời - (Ảnh: NASA)
Xác suất va chạm của nó là 1/34.500 vào ngày 16-3-2880, với sức mạnh tương đương 75 tỉ tấn thuốc nổ TNT, có thể gây ra chuỗi thảm họa đủ khiến loài người tuyệt chủng.
3. 2023 TL4
Được phát hiện vào năm 2023, vật thể rộng 0,33 km, nặng 47 triệu tấn này được cho là có xác suất 1/181.000 sẽ tấn công Trái đất vào ngày 10-10-2119, giải phóng năng lượng tương đương vụ nổ của 7,5 tỉ tấn TNT.
4. FT3 2007
Với bề rộng 0,34 km, khối lượng 54 triệu tấn, nó sẽ giải phóng năng lượng tương đương vụ nổ 2,6 tỉ tấn TNT, đủ gây thảm họa diệt chủng cho nhiều khu vực trên thế giới nếu va chạm.
Xác suất va chạm của vật thể này là 1/10 triệu vào ngày 3-3-2030.
Quỹ đạo của FT3 2007 (màu trắng) - (Ảnh: NASA).
5. 1979 XB
Nó biến mất 40 năm sau khi được phát hiện vào năm 1979, do đó quỹ đạo của nó vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ.
Tuy nhiên, những gì NASA có được cho thấy tiểu hành tinh rộng 0,66 km, nặng 390 triệu tấn này có nguy cơ tấn công Trái đất vào ngày 14-12-2113, giải phóng năng lượng tương đương 30 tỉ tấn TNT.
NASA trấn an rằng tạm thời không có đối tượng nào được cho là sẽ "tác động đáng kể" đến hành tinh trong khoảng 100 năm tới.
Cơ quan vũ trụ này cùng các đối tác khác trên thế giới vẫn đang nỗ lực trong sứ mệnh tìm kiếm các mối đe dọa cũng như dùng phương tiện tác động trực tiếp đến các tiểu hành tinh nguy hiểm, giống như thử nghiệm DART năm 2022.
"Kẻ thất thế" 99942 Apophis
Bề rộng 0,34km và nặng 27 triệu tấn, tiểu hành tinh đầy bí ẩn này đã đứng đầu danh sách suốt 2 thập kỷ trước khi "rớt hạng". Ban đầu nó được cho là có xác suất đe dọa Trái đất vào năm 2036 hoặc 2068.
Tuy nhiên, các tính toán mới cho thấy 99942 Apophis không có khả năng gây nguy hiểm trong ít nhất 100 năm tới và hiện nay nó đã bị loại khỏi "danh sách truy nã" của NASA.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
