Đau cổ, vai, gáy không phải do ngồi sai tư thế!
Nếu bạn bị đau cổ, hãy yên tâm vì không chỉ một mình bạn bị như vậy. Đau cột sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới và chứng đau này đã tăng lên đáng kể trong 25 năm qua.
Mặc dù hầu hết các cơn đau cổ sẽ đỡ dần trong vòng vài tháng, một có đến 1/2 hoặc 3/4 phải chịu chứng đau cổ lặp đi lặp lại.
Giấc ngủ kém, giảm hoạt động thể chất và tăng căng thẳng là những yếu tố khiến bạn bị đau mỏi vai gáy.
Người ta thường nói "sai tư thế" là nguyên nhân góp phần gây cơn đau cột sống nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này cả. Thật vậy, nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém, giảm hoạt động thể chất và tăng căng thẳng là những yếu tố quan trọng hơn.
Vì vậy, dù các chuyên gia y tế cố gắng điều chỉnh tư thế của bạn, bản thân bạn cũng cố gắng sửa đổi tư thế ngồi, sử dụng bàn, bàn phím và các vật dụng khác để có cái gọi là "tư thế đúng", thì những yếu tố như ngủ đủ giấc, tập thể dục và giảm căng thẳng - dường như hữu ích hơn khi giảm và ngăn ngừa cơn đau cổ của bạn.
Suy nghĩ sai lầm về "tư thế đúng"
Một nghiên cứu gần đây về hơn 1.000 thanh thiếu niên đã cho thấy không có mối quan hệ ý nghĩa nào giữa tư thế cột sống và đau cổ, mặc dù những người tham gia đã có các kiểu, tư thế ngồi khác nhau.
Mọi người ngồi ở các tư thế, vị trí khác nhau, nhưng dường như không có gì liên quan đến chứng đau cổ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thay đổi cách ngồi trong khi làm việc, thậm chí là kiểu ngồi "công thái học", cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc một người có bị đau cổ hay không.
Ngoài ra, có rất ít bằng chứng cho thấy các can thiệp công thái học có thể dẫn đến sự phục hồi nhanh hơn cho người bị đau cổ.
Theo trang Science Alert, trong các nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã theo dõi nhóm người không bị đau cổ cùng với những người chỉ thỉnh thoảng bị đau cổ. Họ phát hiện ra những người bị đau cổ ngủ kém cả về chất lượng và số lượng, đồng thời đang làm việc trong tình trạng căng thẳng cao. Họ cũng ít hoạt động thể chất và có tâm trạng chán nản.
Cơ thể của họ về cơ bản đang trải qua mối căng thẳng lớn và họ nhận thấy bị "căng cơ" ở cổ. Tình trạng này diễn ra trước khi họ bị đau cổ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngay cả ở trẻ em từ chín tuổi phải chịu các triệu chứng như mệt mỏi và khó ngủ - cùng với đau đầu, đau bụng và tâm trạng kém – đều là những yếu tố nguy cơ khiến các em bị đau cổ.
Hãy thoải mái ngồi theo cách bạn muốn, điều đó không liên quan gì đến chứng đau cổ.
Ngủ, tập thể dục và thư giãn
Để có một cái cổ khỏe mạnh, hãy tập thể dục - thậm chí chỉ cần đi bộ mỗi ngày - tất cả đã được chứng minh là bảo vệ chống lại cơn đau cổ.
Tập thể dục, cùng với việc đảm bảo không bị thiếu ngủ, chăm vận động và không căng thẳng sẽ kiểm soát và ngăn ngừa đau cổ thành công hơn.
Vì vậy, hãy ngồi thoải mái theo cách bạn muốn ở bàn làm việc. Nếu bạn thấy mình ngồi trong một thời gian dài ở một tư thế, hãy thay đổi tư thế - vì một trong những điều quan trọng để tránh bị đau ở cổ là thay đổi vị trí, tư thế ngồi thường xuyên trong ngày.
Và nếu bạn bị đau cổ, hãy ngủ sớm, làm gì đó thư giãn - và tại sao lại không đi dạo vào giờ ăn trưa? Điều quan trọng, bạn cần ngừng lo lắng về cách bạn ngồi hoặc đi bộ, bởi vì khoa học dường như cho thấy không có một tư thế nào gọi là "xấu" nào cả.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung
Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...
