Dấu hiệu trong máu báo trước việc sa sút trí tuệ hàng chục năm sau
Khoa học vừa phát hiện một chỉ số sinh học trong máu, là dấu hiệu báo trước hàng chục năm của tình trạng sa sút trí tuệ.
Nhóm các nhà khoa học ở Viện quốc gia Lão khoa, Trường đại học Texas và Trường Y tế cộng đồng Hopkins Bloomberg, Mỹ và một số viện nghiên cứu khác trên thế giới đã nghiên cứu dữ liệu của 10.981 người được thu thập trong 25 năm qua.
Lượng bất thường của một số loại protein có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ. (Ảnh: Walker et al., Science Translational Medicine, 2023).
Họ đã phân tích hệ protein của những người này và nhận thấy 32 protein trong máu khi ở mức cao hoặc thấp bất thường ở nhóm người từ 45 đến 60 tuổi là dấu hiệu báo trước nguy cơ sa sút trí tuệ ở quãng đời về sau.
Nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu lý do vì sao sự mất cân bằng protein như vậy lại liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ, nhưng kết quả nghiên cứu hoàn toàn hữu ích để các nhà khoa học đánh giá chính xác hơn nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Điều thú vị là nhiều protein này không liên quan trực tiếp đến hoạt động của não. Phát hiện này củng cố thêm cho nghiên cứu trước đây cho biết khởi điểm của chứng mất trí nhớ và các tác nhân cơ bản của tình trạng này không phải chỉ xảy ra trong não.
Một số protein đã được xác định có liên quan đến mức độ điều hòa của hệ protein. Quá trình điều hòa này giúp ngăn chặn các khối protein tìm thấy trong não của người mắc bệnh Alzheimer.
Các protein khác giữ vai trò chủ chốt trong hệ miễn dịch, từ đó cho thấy có thể có phản ứng hoặc suy yếu nhẹ của hệ miễn dịch làm tăng khả năng mắc chứng mất trí nhớ.
Với nghiên cứu này, cuối cùng chúng ta có thể xét nghiệm máu để tìm ra dấu hiệu của nguy cơ sa sút trí tuệ. Càng phát hiện sớm bệnh, các phương pháp điều trị càng hiệu quả hơn.
Xa hơn nữa, một ngày nào đó chúng ta có thể hiểu biết đầy đủ về bệnh Alzheimer bắt đầu như thế nào nhờ theo dõi sự mất cân bằng trong các dấu hiệu qua xét nghiệm máu chứ không chỉ trong những bất thường của não.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
