Đầu tháng 6, ngắm 6 hành tinh "diễu hành" thẳng hàng trên bầu trời

Trong tuần đầu tiên của tháng 6, những người thích ngắm sao có cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện hiếm khi 6 hành tinh thẳng hàng trên bầu trời.

Sự kiện này được gọi là "cuộc diễu hành hành tinh". 6 hành tinh sẽ xếp thành hàng vào ngày 3-6 tới bao gồm sao Thủy, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương.

Đầu tháng 6, ngắm 6 hành tinh diễu hành thẳng hàng trên bầu trời
Ảnh minh họa các hành tinh xếp thẳng hàng vào ngày 3-6 - (Ảnh: India Today)

Theo Đài Fox5, hành tinh xếp thẳng hàng là một thuật ngữ dùng để mô tả vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt trời sao cho chúng có vẻ nằm trên một đường thẳng hoặc gần nhau khi nhìn từ một điểm cụ thể, trong trường hợp của chúng ta là Trái đất.

Việc nhiều hành tinh xuất hiện cùng lúc trên bầu trời không phải chuyện lạ, nhưng nhiều hành tinh thẳng hàng thì khá hiếm gặp, theo trang ScienceAlert. Trong đó, 5 hành tinh thẳng hàng thường gặp hơn so với 6 hành tinh.

Trong sự kiện ngày 3-6, các hành tinh sẽ xếp hàng kéo dài từ đường chân trời thấp ở phía đông, trong đó sao Mộc gần với đường chân trời nhất, cao dần lên là sao Thủy, sao Thiên vương, sao Hỏa, sao Hải vương và sao Thổ.

Để ngắm "cuộc diễu hành hành tinh" tốt nhất, bạn cần tìm một địa điểm có tầm nhìn rõ ràng và không bị cản trở về đường chân trời phía đông. Ngoài ra, hãy chọn nơi ít ô nhiễm ánh sáng như vùng nông thôn hoặc nơi có bầu trời tối.

Đầu tháng 6, ngắm 6 hành tinh diễu hành thẳng hàng trên bầu trời
Hình minh họa Mặt trời và các hành tinh trong Hệ Mặt trời - (Ảnh: Scientific American).

Thời điểm tốt nhất để quan sát "cuộc diễu hành" là khoảng 20 phút trước khi Mặt trời mọc. Đây là lúc có thể quan sát rõ nhất 6 hành tinh, theo tạp chí Astronomy.

Chúng ta có thể quan sát sao Mộc, sao Hỏa, sao Thủy và sao Thổ bằng mắt thường, song phải dùng ống nhòm hoặc kính viễn vọng mới có thể ngắm rõ sao Thiên vương và sao Hải vương.

Các ứng dụng ngắm sao cũng có thể giúp bạn tăng cường trải nghiệm. Các ứng dụng này giúp định vị các hành tinh, cung cấp bản đồ bầu trời thời gian thực để xác định chính xác vị trí của các hành tinh, thời gian mọc và lặn của chúng.

Nếu bỏ lỡ sự kiện ngày 3-6 tới, những người thích ngắm sao vẫn còn cơ hội ngắm 6 hành tinh thẳng hàng trước lúc bình minh vào ngày 28-8-2024 và 18-1-2025.

Ngoài ra, ngày 28-2-2025 sẽ có đến 7 hành tinh xuất hiện cùng lúc trên bầu trời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA cách 24 tỷ km truyền dữ liệu sau 6 tháng trục trặc

Tàu NASA cách 24 tỷ km truyền dữ liệu sau 6 tháng trục trặc

Tàu Voyager 1 của NASA trở lại vận hành bình thường sau khi trục trặc nghiêm trọng vào tháng 11 năm ngoái khiến tàu không thể truyền dữ liệu suốt nhiều tháng.

Đăng ngày: 27/05/2024
Phát hiện 16 siêu lỗ đen cổ đại đang bắn phá vũ trụ

Phát hiện 16 siêu lỗ đen cổ đại đang bắn phá vũ trụ

Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm hiểu xem những chùm tia cực mạnh từ các lỗ đen 10 tỉ năm tuổi này đã và đang hướng tới đâu.

Đăng ngày: 27/05/2024
Phát hiện 3 ngôi sao già cỗi nhất vũ trụ đang

Phát hiện 3 ngôi sao già cỗi nhất vũ trụ đang "xâm nhập" Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học phát hiện 3 ngôi sao cổ đại từng thuộc về những thiên hà đầu tiên của vũ trụ đang " lẩn trốn" ở rìa Dải Ngân hà,

Đăng ngày: 27/05/2024
Tìm ra “đường cao tốc

Tìm ra “đường cao tốc" lao thẳng vào vết rách không - thời gian

Cấu trúc giả thuyết được nhà bác học Einstein đề cập năm 1915 đã được xác thực bên một vết rách không - thời gian cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 26/05/2024
Heliosphere: Người bảo vệ vô hình của Hệ Mặt trời!

Heliosphere: Người bảo vệ vô hình của Hệ Mặt trời!

Ẩn mình sau ánh sáng rực rỡ của Mặt trời, Hệ Mặt trời của chúng ta được bao bọc bởi một lá chắn vô hình nhưng mạnh mẽ được gọi là Heliosphere (thái dương quyển, nhật quyển).

Đăng ngày: 26/05/2024
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen

Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen.

Đăng ngày: 25/05/2024
Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Báo cáo học chỉ ra một phiên bản mới của động cơ warp, không sử dụng những vật chất mà khoa học chưa thể " chỉ mặt đặt tên".

Đăng ngày: 24/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News