Đây chính là lý do khiến nhịn ăn giúp chống tình trạng viêm nhiễm

Nghiên cứu trước đây chỉ ra nhịn ăn giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, vì vậy các nhà nghiên cứu ở Đại học Cambridge (Anh) đã xem xét kỹ hơn về mối liên hệ này và cách nó xảy ra như thế nào.

Qua nghiên cứu mẫu máu của 21 tình nguyện viên được yêu cầu ăn một bữa ăn 500 calo, nhịn ăn trong 24 giờ và sau đó ăn một bữa ăn 500 calo khác, các nhà nghiên cứu đã xác định được sự gia tăng của một hợp chất gọi là axit arachidonic do nhịn ăn, theo trang Science Alert.

Axit arachidonic là chất béo có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.

Đây chính là lý do khiến nhịn ăn giúp chống tình trạng viêm nhiễm
Nhịn ăn giúp chống lại chứng viêm nhiễm - (Ảnh: SCIENCE ALERT)

Nhà miễn dịch học Clare Bryant ở Đại học Cambridge cho biết: “Điều này đưa ra lời giải thích tiềm năng về cách thay đổi chế độ ăn uống của chúng ta - đặc biệt là bằng cách nhịn ăn - bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là dạng gây hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến chế độ ăn nhiều calo của phương Tây”.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và phát hiện ra axit arachidonic đã làm giảm hoạt động của phức hợp protein có tên là inflammasome NLRP3.

Inflammasomes là cơ chế kích hoạt tình trạng viêm và NLRP3 - là loại chuông báo động yêu cầu hệ thống miễn dịch nhanh chóng hành động. Có vẻ như đây là con đường mà việc nhịn ăn giúp giảm viêm.

Điều này đặt ra một số mối liên hệ thú vị, đặc biệt là aspirin cũng được biết là có tương tác với NLRP3. Chất gây viêm cũng đang được các nhà khoa học đặt câu hỏi liên quan đến các bệnh như Alzheimer.

Nhà miễn dịch học Bryant cho biết: “Điều trở nên rõ ràng trong những năm gần đây là một loại vi rút đặc biệt, vi rút NLRP3, rất quan trọng trong một số bệnh chính như béo phì và xơ vữa động mạch, cũng như trong bệnh Alzheimer và Parkinson” .

"Còn quá sớm để nói liệu việc nhịn ăn có chống lại các bệnh như AlzheimerParkinson hay không vì tác dụng của axit arachidonic chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm số lượng tài liệu khoa học chỉ ra lợi ích sức khỏe của việc hạn chế calo", bà Bryant nói.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cell Reports.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời điểm nào tốt nhất để tiêm vaccine cúm?

Thời điểm nào tốt nhất để tiêm vaccine cúm?

Hiện nay, vaccine cúm có nhiều loại nhưng được chia vào 5 nhóm chính. Thời điểm tiêm vaccine tốt nhất là vào mùa thu, trước khi virus cúm bùng phát mạnh.

Đăng ngày: 20/02/2024
Thịt trữ ngăn đá nhiều ngày có gây ung thư?

Thịt trữ ngăn đá nhiều ngày có gây ung thư?

Có những gia đình còn thừa nhiều thịt sau Tết nên trữ ngăn đá, song một số người cho rằng ăn thịt để lâu trong tủ lạnh nguy cơ ung thư, điều này có đúng?

Đăng ngày: 20/02/2024
Top 9 dấu hiệu báo động nguy cơ suy nhược thần kinh sau Tết

Top 9 dấu hiệu báo động nguy cơ suy nhược thần kinh sau Tết

Suy nhược thần kinh (suy sụp về tinh thần) là một tình trạng mà trong đó người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng mà không có nguyên nhân cụ thể.

Đăng ngày: 19/02/2024
Thức ăn thừa ngày Tết bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa ngày Tết bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Ngày Tết lượng thức ăn dư thừa nhiều nên việc bảo quản trong tủ lạnh khó khăn hơn cũng như tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản không đúng cách.

Đăng ngày: 19/02/2024
Mối liên hệ khó ngờ giữa tỷ lệ tự tử và chất lượng không khí

Mối liên hệ khó ngờ giữa tỷ lệ tự tử và chất lượng không khí

Dữ liệu quan trắc ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tự tử tăng khi chất lượng không khí giảm và kế hoạch giảm ô nhiễm không khí của nước này đã ngăn ngừa hàng chục nghìn vụ tự tử chỉ trong vài năm.

Đăng ngày: 19/02/2024
Nghiên cứu mở khóa

Nghiên cứu mở khóa "trường sinh bất tử" ở con người

Các nhà khoa học tin rằng trong vào thập kỷ tới, họ sẽ tìm ra các phương pháp giúp con người trẻ mãi không già, thậm chí... trường sinh bất tử.

Đăng ngày: 16/02/2024
Nhật Bản đón lứa heo biến đổi gene đầu tiên để phục vụ ghép tạng

Nhật Bản đón lứa heo biến đổi gene đầu tiên để phục vụ ghép tạng

Lứa heo đầu tiên biến đổi gene nhằm phát triển nội tạng để cấy ghép cho người của Nhật Bản vừa chào đời hôm 11-2.

Đăng ngày: 16/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News