Đây là lý do vì sao rắn độc bị đứt đầu vẫn có thể cắn chết người

Đoạn clip ghi lại phản xạ đáng sợ của một con rắn đuôi chuông cực độc sau khi bị chặt đứt đầu khiến nhiều người chứng kiến phải rùng mình.

Đoạn clip được chia sẻ lên mạng xã hội Reddit, cho thấy một con rắn đuôi chuông đã bị chặt đứt đầu. Chủ nhân của đoạn clip cho biết anh phát hiện con rắn xuất hiện trong vườn nhà mình nên đã dùng xẻng chặt đứt đầu con rắn vì lo ngại con vật có thể gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

Điều đáng nói, sau khi bị chặt đứt đầu, phần thân của con rắn vẫn liên tục ngoe nguẩy mà không chết hẳn. Thậm chí, khi phần thân rắn vô tình đụng vào chiếc đầu bị cắt rời, lập tức phần đầu tung ra cú cắn chết chóc khiến thân rắn vùng vẫy trong đau đớn.

Đoạn clip đã "gây sốt" trên mạng xã hội Reddit trước khi được chia sẻ lại trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Nhiều cư dân mạng cho biết họ đã cảm thấy sốc và rùng mình khi chứng kiến cảnh tượng diễn ra trong đoạn clip.

"Thật kinh khủng. Có lẽ phần đầu rắn đã phản xạ tự nhiên khi có thứ khác đụng vào nên lập tức tung ra cú cắn đáng sợ như vậy. Nếu ai vô tình chạm vào đầu rắn trong trường hợp này hoàn toàn có thể bị con vật cắn chết", một người dùng mạng xã hội Reddit bình luận.

Yang Hong Chang, một chuyên gia về rắn người Đài Loan, người đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về các loài rắn độc, cho biết tất cả các loài bò sát vẫn có thể hoạt động được hơn một giờ sau khi đã mất một phần bộ phận hoặc thậm chí chỉ còn lại phần đầu.

"Khi con rắn bị mất đầu, về cơ bản các chức năng của cơ thể đã chấm dứt, nhưng vẫn còn một số hành động theo phản xạ tự nhiên", Yang Hong Chang cho biết. "Điều này đồng nghĩa với việc con rắn có thể cắn và tiêm nọc độc ngay cả khi chỉ còn lại phần đầu".

Ông Yang cho biết tuyến nọc của rắn độc nằm hoàn toàn trong phần đầu rắn, do vậy khi rắn bị cắt đứt đầu, tuyến nọc vẫn có thể hoạt động được và bơm nọc thông qua răng nanh như bình thường.

Đây là lý do vì sao rắn độc bị đứt đầu vẫn có thể cắn chết người
Dù bị cắt mất đầu nhưng rắn vẫn có thể bơm nọc thông qua răng nanh như bình thường. (Ảnh cắt từ clip).

Trên thực tế, đã có không ít trường hợp rắn độc sau bị chặt đứt đầu vẫn cắn người, nhất là với những ai chủ quan chạm vào đầu rắn vì tưởng rằng con vật đã chết.

Chẳng hạn như vào năm 2018, một đầu bếp họ Bàng sống tại thành phố Phật Sơn (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã chặt đầu một con rắn hổ mang Đông Dương để chế biến món ăn. Trong lúc cầm chiếc đầu để bỏ vào thùng rác, Bàng bất ngờ bị đầu rắn cắn trúng tay. Chủ quan vì nghĩ rằng con rắn đã chết nên vết cắn không nguy hiểm, Bàng không đến bệnh viện nên đã tử vong không lâu sau đó. Được biết, con rắn đã bị chặt đầu từ trước đó 20 phút.

Năm 2020, một người đàn ông sống tại bang Texas (Mỹ) đã chặt đứt đầu một con rắn đuôi chuông khi thấy con vật bò vào nhà mình. Khi thò tay nhặt con rắn để vứt đi, người này đã bị chiếc đầu cụt cắn vào tay. Người này sau đó được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, nhưng may mắn được các bác sĩ cứu sống sau một tuần chăm sóc đặc biệt.

Đoạn clip kể trên là một minh chứng cho thấy rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn chết người, do vậy mọi người cần phải đề cao cảnh giác và tuyệt đối không cầm, nắm hay chạm vào đầu rắn độc dù phần đầu đã bị cắt lìa khỏi cơ thể.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 10 cách khó tin mà động vật áp dụng để sống sót trong môi trường nguy hiểm

Top 10 cách khó tin mà động vật áp dụng để sống sót trong môi trường nguy hiểm

Thế giới tự nhiên đầy rẫy sự cạnh tranh cùng khí hậu khắc nghiệt, và để tồn tại nhiều loài động vật đã phải thích nghi theo những cách đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 21/12/2022
Trung Quốc dựng hơn 5.000 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn

Trung Quốc dựng hơn 5.000 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn

Tổng cộng 5.018 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn đã được lắp đặt tại vườn quốc gia Tam Giang Nguyên trên cao nguyên Thanh Hải từ năm 2016.

Đăng ngày: 20/12/2022
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 20/12/2022
10% loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI

10% loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI

Biến đổi khí hậu sẽ kích hoạt cái gọi là đồng tuyệt chủng khi cái chết của loài này dẫn đến cái chết của loài khác.

Đăng ngày: 19/12/2022
Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm

Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm "mất tích"

Một đoàn thám hiểm đến Papua New Guinea đã chụp được những bức ảnh và video đầu tiên về chim bồ câu gáy đen sau 140 " mất tích".

Đăng ngày: 17/12/2022
Hạn hán đang hủy diệt động vật hoang dã

Hạn hán đang hủy diệt động vật hoang dã

Hạn hán nghiêm trọng ở châu Phi đang tàn phá môi trường sống không chỉ của con người mà còn của động vật hoang dã.

Đăng ngày: 16/12/2022
Đười ươi, khỉ đột có thể hành động theo lý trí tốt hơn con người

Đười ươi, khỉ đột có thể hành động theo lý trí tốt hơn con người

Con người không phải loài động vật duy nhất có thể đưa ra những quyết định an toàn dựa trên lý trí.

Đăng ngày: 15/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News