Đêm chủ nhật tuần này sắp có mưa sao băng Lyrids
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/4 (đêm chủ nhật tuần này), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Lyrids (còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm).
Mưa sao băng Lyrids được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, thường xuất hiện từ 16 – 25/4 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 22, rạng sáng 23 tháng 4.
Các vệt sao băng thường xuất hiện nhiều ở khu vực chòm sao Thiên Cầm phí đông bầu trời.
Lyrids là một trận mưa sao băng trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng một giờ. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận trường hợp sao băng Lyrids “bùng nổ” trên bầu trời như năm 1982, mưa sao băng Lyrids đạt tới 180-300 vệt sao băng chỉ trong vài phút hay năm 1922 mưa sao băng đạt 100 vệt/giờ.
Các vệt sao băng thường xuất hiện nhiều ở khu vực chòm sao Thiên Cầm phí đông bầu trời. Việc quan sát mưa sao băng Lyrids sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh trăng. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm khi chòm sao Thiên Cầm đã mọc trên cao. Người quan sát nhìn về phía trời đông, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý nên xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.
Sau mưa sao băng Lyrids, sang tháng 5 người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Bảo Bình, một trận mưa sao băng khá lớn.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
