Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh

Trận mưa sao băng thứ 2 do sao chổi Halley đổ xuống Trái đất sẽ đạt đỉnh cao nhất vào đêm 21, rạng sáng ngày 22 khi quan sát từ Việt Nam.

Theo Time and Date, đó là trận mưa sao băng Orionids hoạt động hàng năm vào tháng 10. Theo định vị tại TP HCM của trang này, đêm dày đặc nhất với khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ sẽ rơi vào tối ngày 21, rạng sáng ngày 22 theo giờ Việt Nam.

Theo tờ Space, trong một vài ngày, đỉnh điểm là 21-10 hàng năm, Trái đất quét qua một đám thiên thạch được gọi là Orionids là các mảnh và mảnh phân tán rộng rãi từ sao chổi nổi tiếng nhất trong số tất cả các sao chổi - Halley.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh
Một trận mưa sao băng Orionids trước đó - (Ảnh: KENT ONLINE)

Trên thực tế, đây là lần thứ hai trong năm nay chúng ta sẽ vượt qua chiếc đuôi đá bụi của Halley. Chúng ta cũng từng đi qua nó ở một phần khác của quỹ đạo hành tinh, trong vài ngày vào đầu tháng 5, làm mưa sao băng Eta Aquarids - xuất hiện.

Bản thân sao chổi đến gần quỹ đạo Trái đất không quá vài triệu dặm, nhưng bụi phát tán ra từ nó theo thời gian là nguyên nhân gây ra tất cả các ngôi sao băng của Eta Aquarids và Orionids.

Theo Time and Date, bản thân sao chổi Halley mất khoảng 76 năm để quay quanh Mặt trời nên phải đến năm 2061 bạn mới có thể nhìn thấy chủ nhân của những trận mưa sao băng rơi 2 lần mỗi năm này.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh
Bản đồ quan sát mưa sao băng Orionids với các sao băng sẽ phát ra từ điểm đánh dấu dấu cộng màu vàng - (Ảnh: SKY AND TELESCOPE).

Mưa sao băng được đặt tên theo nơi nó phát ra chứ không phải theo tên sao chổi hay tiểu hành tinh đã gây ra nó. Vì thế để quan sát Orionids, bạn cần tìm chòm sao Lạp Hộ (Orion, hình người thợ săn) trên bầu trời. Mưa sao băng sẽ phát ra ở điểm giữa Lạp Hộ và chòm sao Song Tử (Gemini, hình hai anh em song sinh) bên cạnh.

Để quan sát mưa sao băng rõ hơn, bạn cũng nên để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút và chọn nơi quan sát thoáng đãng, cũng như hy vọng thời tiết sẽ tốt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đám mây nguyên tử lớn nhất trong vũ trụ

Phát hiện đám mây nguyên tử lớn nhất trong vũ trụ

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện ra đám mây nguyên tử lớn nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 20/10/2022
NASA chụp được bàn tay ma quái đang nắn ra thế giới mới

NASA chụp được bàn tay ma quái đang nắn ra thế giới mới

NASA vừa công bố các bức ảnh ngoạn mục chụp thứ được gọi là những cột trụ sáng tạo, nơi các thế giới mới đang ra đời - theo nghĩa đen.

Đăng ngày: 20/10/2022
Khám phá dự án

Khám phá dự án "Hộp đen của Trái đất": Thiết bị ghi lại quá trình tuyệt chủng của nhân loại

Dù đã đạt được nhiều bước tiến trong công nghệ, nhưng con người dường như vẫn chưa nguôi nỗi lo lắng khi nhắc đến nguy cơ tuyệt chủng đang tới gần.

Đăng ngày: 19/10/2022
Dấu chấm hết cho kính thiên văn lớn thứ 2 thế giới

Dấu chấm hết cho kính thiên văn lớn thứ 2 thế giới

Thay vì sửa chữa kính thiên văn tại đài quan sát Arecibo, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ có kế hoạch biến địa điểm này thành một trung tâm giáo dục đa ngành.

Đăng ngày: 19/10/2022
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/10/2022
NASA bắt được tín hiệu

NASA bắt được tín hiệu "xuyên không" từ thế giới 12,8 tỉ năm trước

Đài quan sát Nel Gehrels Swift của NASA đã bắt được tín hiệu không thể tin nổi từ thế giới bí ẩn thuộc về vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 19/10/2022
NASA thử nghiệm bắn đạn vào lá chắn thiên thạch

NASA thử nghiệm bắn đạn vào lá chắn thiên thạch

Các kỹ sư NASA bắn đạn nhỏ vào những miếng vật liệu dự định dùng làm lá chắn thiên thạch cho tàu mang mẫu vật sao Hỏa về Trái đất.

Đăng ngày: 19/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News