Đĩa mềm của NASA được xuất hiện trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Khi Trạm Vũ trụ quốc tế ISS vừa kỷ niệm 20 năm thành lập cách đây không lâu, phi hành gia của Cơ quan vũ trụ Châu Âu và hiện tại là một cư dân tại ISS, phi hành gia Alexander Gerst đã phát hiện một món đồ từ quá khứ gắn liền với lịch sử công nghệ của con người: một phong bì nhựa chứa đầy đĩa mềm cũ.
Đoạn tweet tìm thấy đĩa mềm trên ISS của Gerst đã thu hút nhiều người theo dõi.
Trước đây, đĩa mềm đã từng là vật không thể thiếu trong việc lưu trữ tài liệu máy tính trong thế kỷ trước, và bây giờ thì chúng thật sự lỗi thời.
Theo CNET, Gerst nói rằng anh đã tìm thấy một tủ khóa trên ISS và nó có lẽ đã được khóa lại trong một thời gian dài. Một trong những chiếc đĩa mềm được tìm thấy được dán nhãn Norton Utilities cho Windows 95/98, một số khác có biểu tượng NASA. Một vài đĩa có tiêu đề "Đĩa dữ liệu hỗ trợ cá nhân phi hành đoàn" kèm tên Shep và Sergei. Có khả năng đây là đĩa mềm của phi hành gia William Shepherd của NASA và phi hành gia Sergei Krikalev của Nga, cả hai đều là thành viên của phi hành đoàn Expedition 1 vào năm 2000.
Việc tìm thấy đĩa mềm trong quá khứ là một lời nhắc nhở thú vị về di sản lâu dài của ISS đã để lại trong hai thập kỷ qua. Sự phát triển công nghệ đã đi một chặng đường dài nhưng những đồ vật lịch sử vẫn còn tồn tại.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
