Dịch cúm A/H1N1 'hạ nhiệt' ở Nam bán cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28/8 cho hay, cúm A/H1N1 đang giảm ở nam bán cầu khi giai đoạn cúm mùa kết thúc và quay trở lại phía bắc bán cầu theo hướng nguy hiểm hơn.

Những nước ở phía bắc bán cầu đã từng trải qua một đợt dịch có thể sẽ phải chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai, tồi tệ hơn nhiều, WHO cho biết.

"Virus H1N1 đã nhanh chóng trở thành một trong những loại bệnh cúm mạnh ở phần lớn thế giới. Bệnh dịch sẽ tiếp tục trong những tháng tới khi virus tiếp tục di chuyển đến những khu vực dân cư dễ bị mắc bệnh", một thông cáo của WHO cho biết.

Trang trại gà tây ở Santiago (Ảnh: Reuters)

Các bác sĩ trên thế giới đang ghi nhận những biến thái nguy hiểm của bệnh ở những người trẻ và khoẻ mạnh. 

"Ở những bệnh nhân này, virus trực tiếp nhiễm vào phổi, phá huỷ hệ hô hấp một cách nghiêm trọng", WHO cho biết. Vì vậy, các nước cần phải chuẩn bị cho nhu cầu điều trị cúm tăng cao khi làn sóng đại dịch thứ hai xuất hiện.

Bệnh cúm hiện tăng cao ở Nam Phi và Bolivia, trong đó có nhiều trường hợp là cúm A/H1N1. Nhưng ở phần lớn nam bán cầu, bệnh cúm đã trở lại mức bình thường, người phát ngôn WHO Gregory Hartl cho biết.

Các chuyên gia lo ngại rằng virus H1N1 có thể biến đổi thành một dạng nguy hiểm hơn. Bệnh dịch bùng nổ gần đây ở gà tây tại Chile đã làm dấy lên lo ngại rằng virus H1N1 có thể kết hợp với virus cúm gà H5N1 vốn nguy hiểm hơn nhiều và tái lây nhiễm sang con người.

Đã có ít nhất 209.438 người mắc cúm A/H1N1 trên toàn thế giới và ít nhất 2185 người đã chết vì bệnh này. Con số thực tế còn cao hơn nhiều bởi hiện nay các nước đã không còn báo cáo lên WHO những trường hợp nhiễm bệnh đơn lẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News