Điều "êm ái" này xảy đến mỗi đêm, tưởng sướng nhưng coi chừng... chết sớm

Nhiều người thường chúc nhau một giấc ngủ êm đềm, không mộng mị. Nhưng theo nghiên cứu mới của Mỹ, coi chừng… chết sớm nếu ngủ mà không hoặc ít nằm mơ.

Công trình đứng đầu bởi tiến sĩ Eileen Leary từ Đại học Stanford ở Palo Alto, California, Mỹ. Bài công bố trên JAMA Neurology cho biết nguy cơ chết sớm sẽ tăng từ 13-17% khi giấc ngủ REM bị giảm 5%.

Giấc ngủ REM, tức "giai đoạn chuyển động mắt nhanh" trong giấc ngủ, chính là lúc bạn ngủ sâu nhất và nằm mơ. Khác với suy nghĩ trước đây cho rằng việc hay mộng mị khiến giấc ngủ kém chất lượng, khoa học hiện đại chứng minh chính giấc ngủ có giai đoạn REM đầy đủ mới là giấc ngủ đủ sâu và chất lượng.

Điều êm ái này xảy đến mỗi đêm, tưởng sướng nhưng coi chừng... chết sớm
Ngủ cùng bạn đời là một trong những cách để có giấc ngủ REM chất lượng. (Ảnh minh họa từ Internet).

REM chính là giai đoạn quan trọng nhất đối với sức khỏe khi bạn ngủ, giúp cơ thể sửa chữa những chỗ bị tàn phá trong ngày, đặc biệt là đối với bộ não. Từng có nghiên cứu chứng minh những người có giấc ngủ REM tốt sẽ đẩy lùi được nguy cơ mất trí nhớ.

Công trình mới này khẳng định không chỉ não bộ mà mọi cơ quan trong cơ thể đều phải chịu thiệt thòi nếu chủ nhân có những giấc ngủ ngắn, chập chờn và không kịp nằm mơ.

Theo nghiên cứu mới này, cần có chiến lược đối với trưởng thành có ít hơn 15% giấc ngủ là giai đoạn REM. Thông thường nếu thời gian ngủ quá ngắn, bạn sẽ không kịp hoặc chỉ mới nằm mơ đã thức giấc, tức giai đoạn REM bị hạn chế.

2.600 tình nguyện viên đã tham gia cuộc khảo sát kéo dài 12 năm; 1.400 người khác được theo dõi tận 21 năm để phục vụ cho nghiên cứu này.

Ngoài thời gian ngủ đủ, một nghiên cứu khác cũng vừa công bố cách đây vài tuần của Trung tâm Tâm thần tích hợp (ZIP - Đức) còn gợi ý một cách thú vị để có giấc ngủ REM chất lượng: ngủ cùng bạn đời. Nghiên cứu cho thấy việc ngủ 2 người không những không khiến bạn dễ thức giấc mà còn giúp giai đoạn ngủ REM sâu hơn, chất lượng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh? 90% bà nội trợ Việt trả lời sai

Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh? 90% bà nội trợ Việt trả lời sai

Nấu cơm, một công việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu đúng để cơm vừa ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng.

Đăng ngày: 10/07/2020
Một số loại rau quả càng đắng càng độc, tuyệt đối không được ăn

Một số loại rau quả càng đắng càng độc, tuyệt đối không được ăn

Theo các bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung tâm Hải Ninh (Chiết Giang, Trung Quốc), vào mùa hè, trái cây và rau củ được bày bán rất nhiều ở khắp các chợ và siêu thị, trong số đó có cả những loại rau củ có vị đắng.

Đăng ngày: 10/07/2020
Quan niệm

Quan niệm "ăn nhiều cơm gây béo phì" và sự thật cần sáng tỏ

Quan niệm "ăn nhiều cơm gây béo phì" đã khiến không ít người gặp các vấn đề về sức khỏe khi cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần hàng ngày.

Đăng ngày: 10/07/2020
Loại rau được coi là thảo dược quý trị dứt điểm 6 căn bệnh, tốt hơn nhiều loại thuốc bổ

Loại rau được coi là thảo dược quý trị dứt điểm 6 căn bệnh, tốt hơn nhiều loại thuốc bổ

Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể sử dụng loại rau này để điều chế thành các món ăn/bài thuốc để phòng bệnh cho cả gia đình.

Đăng ngày: 09/07/2020
Hãy dừng ngay thói quen đeo chun buộc tóc ở cổ tay nếu không muốn gặp phải tình trạng xấu này

Hãy dừng ngay thói quen đeo chun buộc tóc ở cổ tay nếu không muốn gặp phải tình trạng xấu này

Giữa tiết trời oi bức, nhiều cô nàng thường tiện đeo sẵn mấy chiếc dây chun ở cổ tay để có thể lấy ra dùng khi ở ngoài đường. Tuy nhiên, việc đeo chun buộc tóc ở cổ tay quá lâu lại dễ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe của bạn.

Đăng ngày: 09/07/2020
Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Nhiều người thường uống nước khi nấc cụt nhưng đây là một việc làm không nên bởi khá nguy hiểm.

Đăng ngày: 08/07/2020
Tại sao bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây nguyên?

Tại sao bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây nguyên?

Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh đã có mũi vắc xin tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng từ nhiều năm nay, vậy tại sao căn bệnh này lại đang lây lan ở các tỉnh Tây Nguyên?

Đăng ngày: 08/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News