Điều gì giúp khủng long trở thành 'loài bá chủ'

Theo nghiên cứu mới đây về loài cá sấu Mỹ, sự tiến hoá phổi của loài khủng long mang lại lợi thế cạnh tranh giữa chúng với các loài động vật có vú.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: “phương pháp hô hấp hiệu quả của loài chim cũng được loài cá sấu Mỹ ngày nay - loài có chung nguồn gốc tổ tiên với loài khủng long - sử dụng”.

Điều gì giúp khủng long trở thành 'loài bá chủ'

Ảnh chụp cắt lớp bên hông và sau lưng của loài cá sấu Mỹ

Ở động vật có vú, hơi thở của chúng mang nhiều oxy đến túi cùng của phổi, được gọi là phế nang. Sự lưu thông không khí thông qua các phế nang sẽ vận chuyển oxy vào trong máu và lấy đi khí thải carbon dioxide (CO2) ra khỏi máu. Nhưng loài chim không có phế nang, thay vào đó, không khí sẽ được thổi trực tiếp vào trong túi hơi của chúng. Sự thích nghi này giúp cho phổi của loài chim giữ được không khí sạch, cho phép chúng có khả năng hô hấp ở độ cao, nơi mà có thể làm chết các loài động vật khác.

Để tìm ra cách hô hấp của loài cá sấu Mỹ, các nhà khoa học đã bơm chất khí lưu thông qua phổi của 1 con cá sấu Mỹ đã chết và đo trực tiếp kết quả của dòng khí thổi qua. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng cũng tương tự như loài chim, không khí lưu thông qua một vài lớp của khí quản, tức là khí được bơm vào chỉ thổi ngược lại thông qua các khí quản trước khi được thải ra.

Lợi thế cạnh tranh để sinh tồn

Với một phương pháp hô hấp gần giống như vậy, chim, khủng long và cá sấu Mỹ được gọi chung là loài Archosaurs, sống ở kỉ Triat, cách đây 251-259 triệu năm. Trong suốt thời kì đầu của kỉ Triat, nồng độ oxy trong khí quyển thấp hơn ngày nay.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu C.G. Farmer - một nhà nghiên cứu thuyết tiến hóa sinh học tại trường Đại học Utah đã nói rằng: “Chúng ta đều biết trong cơ thể loài chim, cấu trúc của phổi là nguyên nhân giúp chúng hoạt động tốt ở không khí loãng”. Các dữ liệu trên đã đưa ra kết luận rằng loài Archosaurs có một lợi thế cạnh tranh sinh tồn trong thế giới “Không khí loãng” của chúng.

Sự thích nghi cao của loài khủng long cũng có thể giải thích nguyên nhân tại sao các loài động vật có vú tồn tại rất ít cho đến khi loài khủng long bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Điều này cũng giống như những kết luận trước đây: các loài động vật có vú này bị đàn áp, và bị hạn chế về số lượng bởi loài Archosaurs.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News