Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tẩy trắng răng?

Nhu cầu tẩy trắng răng với con người trong xã hội hiện đại là rất lớn nhưng không phải ai cũng biết cách thức và những chuyện sẽ xảy ra khi chúng ta làm việc này.

Bàn chải điện hay bàn chải truyền thống tốt cho răng miệng hơn?

Tại sao răng có màu trắng?

Răng của chúng ta được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau. Trong đó, nó có 2 lớp cứng bê ngoài gồm men răng ở ngoài cùng và ngà răng ở bên trong. Lớp trong cùng là các mô mềm.

Men răng là lớp cứng nhất của răng bởi các thành phần hóa học đặc biệt. Men, giống như xương của chúng ta, được cấu tạo bởi một lượng lớn canxi ở dạng hydroxyapatite. Chất này ở trạng thái tự nhiên có màu trắng và đó là lý do tại sao răng của chúng ta có màu trắng. Tuy nhiên, theo tuổi tác, sự hao mòn cũng như việc tiêu thụ các chất tạo sắc tố có trong trà, cafe, rượu, thuốc lá khiến độ trắng của răng giảm sút và chúng có thể chuyển sang màu hơi vàng.

Các loại vết bẩn trên răng

Các hợp chất màu mà chúng ta cảm nhận được là vết bẩn về cơ bản là tế bào sắc tố và thường có màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Trong đó, vết bản trên răng được chia làm 2 loại: bên ngoài và bên trong.

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tẩy trắng răng?
Hầu hết các vết bẩn bên ngoài có thể được loại bỏ cơ học bằng cách chải răng.

Vết bẩn bên ngoài và vết bẩn bề ngoài trên men răng. Các loại đồ uống có màu như trà và cafe tác động lên răng sẽ tạo ra vết bẩn trực tiếp. Các chất khác không màu, nhưng vẫn làm ố răng khi chúng tương tác hóa học với men răng và được gọi là quá trình "nhuộm gián tiếp". Ví dụ điển hình của điều này là các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidine. Chlorhexidine là một chất khử trùng được thêm vào nước súc miệng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh răng miệng như viêm lợi, nhưng hóa chất này cũng khiến răng bị ố vàng.

Hầu hết các vết bẩn bên ngoài có thể được loại bỏ cơ học bằng cách chải răng hoặc hóa học bằng cách tẩy trắng. Ngoài ra, nếu bạn kiêng thực phẩm làm ố răng như trà và cafe thì cũng có thể tránh được các loại vết bẩn này.

Các vết bẩn bên trong xảy ra ở phần phía trong của men răng hoặc lớp ngà bên dưới. Trong một số trường hợp, việc răng nhiễm màu từ bên trong có thể xảy ra trước khi răng mọc vào khoang miệng. Nhiều yếu tố khác nhau bao gồm một số rối loạn chuyển hóa, sử dụng thuốc kháng sinh như tetracycline, hấp thụ lượng fluor dư thừa trong giai đoạn hình thành và phát triển của răng có thể gây ra tình trạng xỉn màu sớm. Các vết bẩn bên trong xảy ra khi răng đã mọc trong khoang miệng thường là do các chấn thương răng.

Có thể bạn không hiểu tại sao chấn thương răng lại có thể dẫn đến các vết bẩn từ bên trong. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó bạn bị bố đấm vào mặt. Sau đó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau đớn nhưng khoảng một lúc sau sẽ không còn nghĩ về nó nữa. Tuy nhiên, sau một vài năm, bạn nhận thấy rằng một hoặc 2 chiếc răng dường như có màu khác với phần còn lại. Điều này là do cú đấm đã làm cho máu chảy vào lớp bên trong của ngà răng, khiến cho nó bị ố vàng từ bên trong. Việc xử lý các vết bẩn loại này khó hơn nhiều so với vết bẩn từ bên ngoài.

Các quy trình làm trắng răng

Làm trắng răng không phải xu hướng gần đây mà thực sự nó đã có từ rất lâu. Răng trắng là một biểu tượng địa vị của người Ai Cập và họ đã sử dụng cành cây, giấm để làm trắng răng từ 4.000 năm trước. Người La Mã cổ đại cũng được biết đã sử dụng nước tiểu để làm trắng răng của họ. Đến thời hiện đại, chúng ta đã không còn sử dụng nước tiểu hay giấm để làm trắng răng nữa mà có những cách hiệu quả, dễ chịu hơn.

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tẩy trắng răng?
Làm trắng răng ra đời từ rất lâu.

  • Kem đánh răng là sản phẩm làm trắng phổ biến nhất. Các loại kem đánh răng ngày nay có chất lượng mài mòn tốt hơn, giúp răng của chúng ta được tẩy sạch vết bẩn. Tuy nhiên, các loại kem đánh răng giúp loại bỏ vết bẩn bên ngoài nhưng không tạo ra sự thay đổi lớn về màu răng của con người.
  • Nước súc miệng làm trắng có chứa hydrogen peroxide là một sản phẩm làm trắng thông thường khác. Chúng hoạt động tốt hơn kem đánh răng ở chỗ giúp răng trắng hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng nước súc miệng làm trắng thường xuyên trong khoảng 3 tháng mới thấy được sự khác biệt.
  • Gel và miếng dán làm trắng có lẽ là loại hoạt động tốt nhất trong số các sản phẩm làm trắng răng được bán trên thị trường. Hệ thống làm trắng răng bằng máng cũng là một cách hiệu quả và chúng có sẵn tại các hiệu thuốc. Kỹ thuật tẩy trắng rằng bằng hóa chất chỉ được thực hiện ở các phòng khám hoặc bệnh viện. Nó có nồng độ chất tẩy trắng cao hơn các sản phẩm làm trắng không kê đơn nên kết quả tốt và chi phí cũng cao hơn.

Tẩy trắng răng bằng hóa chất

Vết ố hay sắc tố răng về cơ bản là những hợp chất có màu sẫm. Các chất nhiễm sắc gây ra vết bẩn bên ngoài chứa các liên kết đôi liên hợp. Trong khi đó các chất nhiễm sắc gây ra vết bẩn bên trong thường có kim loại trong cấu trúc hóa học của chúng.

Các Peroxit như hydrogen peroxide và carbamide peroxide là những chất tẩy trắng răng phổ biến nhất. Tẩy trắng răng về cơ bản là một phản ứng oxy hóa. Trong đó, chất tẩy trắng (hydrogen peroxide) oxy hóa liên kết đôi trong vết ố răng, làm cho nó bị thay đổi cấu trúc hóa học. Kết quả là nó trở thành một hợp chất có màu sáng hơn và tạo ra hiệu ứng tăng độ trắng.

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tẩy trắng răng?
Quá trình tẩy trắng có xu hướng làm tăng độ nhám bề mặt của men răng.

Đối với các vết ố bên trong xuất hiện từ các hợp chất kim loại, cách làm hiệu quả nhất là dùng miếng dán thay vì dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chất tẩy trắng tiếp xúc với nướu hoặc lưỡi của bạn, nó có thể gây bỏng mô mềm. Dù rằng việc bôi thuốc mỡ sát trùng có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của vết bỏng thì người ta cũng phải rất cẩn thận khi xử lý chất tẩy trắng răng. Nếu uống nhầm chất tẩy trắng, nó cũng có thể gây đau bụng nhẹ.

Cùng với đó, người ta cũng quan sát trắng quá trình tẩy trắng có xu hướng làm tăng độ nhám bề mặt của men răng và làm cho nó bị khử khoáng. Điều này khiến răng bị xốp, từ đó gây ra ê buốt. Nhiều người cho rằng việc tẩy trắng răng có thể khiến răng nhạy cảm hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bệnh nhân tự kiểm soát HIV - ẩn số của giới y học

Những bệnh nhân tự kiểm soát HIV - ẩn số của giới y học

Dù không được điều trị bằng thuốc hay ghép tủy xương, những người này vẫn sống khỏe mạnh, tải lượng virus trong cơ thể thấp. Họ được gọi là "bệnh nhân ưu tú".

Đăng ngày: 08/12/2020
Tìm thấy nguyên nhân gây bệnh lạ cho hàng loạt nhà ngoại giao Mỹ

Tìm thấy nguyên nhân gây bệnh lạ cho hàng loạt nhà ngoại giao Mỹ

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, vừa kết luận rằng nguyên nhân khiến các điệp viên và nhà ngoại giao Mỹ bị “hội chứng Havana” là do tần số vô tuyến (RF).

Đăng ngày: 07/12/2020
Xuất hiện bệnh bí ẩn ở Ấn Độ, 300 người nhập viện

Xuất hiện bệnh bí ẩn ở Ấn Độ, 300 người nhập viện

Các quan chức ở Ấn Độ đang điều tra nguyên nhân của một chứng bệnh bí ẩn khiến khoảng 300 người nhập viện cuối tuần qua. Ít nhất một trường hợp được ghi nhận tử vong.

Đăng ngày: 07/12/2020
Loại da nhân tạo mới có thể cảm nhận nỗi đau

Loại da nhân tạo mới có thể cảm nhận nỗi đau

Các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT ở Melbourne, đã tạo ra một loại da mới có thể mô phỏng và cảm nhận nỗi đau của người.

Đăng ngày: 07/12/2020
Khoa học

Khoa học "vặn ngược" đồng hồ lão hóa, lấy lại thị lực đã mất

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard đã thành công trong việc khôi phục thị lực trên loài chuột bằng cách "cải lão hoàn đồng" các tế bào võng mạc lão hóa, mang tới hi vọng áp dụng lên con người.

Đăng ngày: 04/12/2020
Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Đi ngủ không gối đầu và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

Ngủ không có gối sẽ giúp bạn nằm đúng tư thế hơn, từ đó phòng ngừa chứng đau cổ, lưng, đầu và tránh bị căng thẳng kéo dài.

Đăng ngày: 04/12/2020
Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ) vừa tìm ra thêm một nguyên nhân góp phần gây bệnh Alzheimer: ô nhiễm không khí.

Đăng ngày: 04/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News