Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả côn trùng biến mất và bạn sẽ không bắt gặp gián, ruồi, muỗi nữa?

Con người sở hữu trí tuệ thông minh nhất, nhưng côn trùng mới là kẻ thống trị Trái đất. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học đã lập được danh sách khoảng 1,5 triệu loài sinh vật có mặt trên Trái đất trong đó côn trùng chiếm đến 2/3 theo báo cáo thường niên của Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tổng số loài trên Trái đất theo ước tính có thể lên đến gần 9 triệu loài và 90% được cho là thuộc về côn trùng. Trong mắt nhiều người, côn trùng là một loài đáng sợ, vậy nếu bỗng một ngày chúng biến mất thì điều gì sẽ xảy ra?


Muỗi giết hàng trăm nghìn người mỗi năm bằng cách truyền bệnh sốt rét và các bệnh khác

Đầu tiên hãy đến với một số loài côn trùng mà hầu hết mọi người rất ghét và mong chúng biến mất như muỗi, ruồi và gián. Muỗi giết hàng trăm nghìn người mỗi năm bằng cách truyền bệnh sốt rét và các bệnh khác. Tuy nhiên, 3.000 loài ruồi và muỗi trên Trái đất là thức ăn của chim, dơi, ếch và các động vật khác. Không còn muỗi có nghĩa là những sinh vật này và những động vật ăn chúng có thể bị đói.


3.000 loài ruồi và muỗi trên Trái đất là thức ăn của chim, dơi, ếch...

Điều tương tự cũng xảy ra với loài gián, một bữa ăn chứa đầy protein cho các loài chim, động vật gặm nhấm và thậm chí cả con người ở một số nơi trên thế giới. Nếu chúng ta mất tất cả 4.400 loài gián, toàn bộ hệ sinh thái sẽ phải trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn để sinh tồn. Bên cạnh đó, gián cũng đảm nhiệm vai trò là những “cổ máy” phân hủy rác thải. Thế giới sẽ ngập trong rác nếu thiếu loài sinh vật này.

Chưa hết, chúng ta sẽ còn gặp những rắc rối tồi tệ hơn đó là vấn đề chất thải phân chuồng, vì đã mất đi nhà tái chế phân vĩ đại nhất thế giới, bọ phân. Trở lại năm 1788, khi gia súc từ Anh du nhập vào Úc với số lượng lớn, và những con bò này đi ị rất nhiều. Trong khi loài bọ phân ở Anh sẽ ăn và chuyển hóa phân bò, thì những con bọ bản địa của Úc chỉ tiến hóa để ăn phân động vật có túi khô, xơ.


Nếu không có những con bọ phân, chúng ta sẽ gặp rắc rối với chất thải phân chuồng.

Thế là phân bò chồng chất. Đến năm 1960, đàn gia súc đã phủ 500.000 mẫu đồng cỏ ngập trong phân, tương đương diện tích hơn một nửa Rhode Island. Phân bón chỉ tốt cho thực vật ở một lượng vừa đủ, còn đối với lượng phân tràn ngập thế này thì chả có thứ gì có thể sống nổi. Vì vậy, hãy tưởng tượng nếu tất cả 8.000 loài bọ phân biến mất trên toàn thế giới thì đồng nghĩa với việc thế giới sẽ ngập trong phân.

Chưa hết đâu, hầu hết các loài động vật sẽ không ăn xác chết và phần lớn côn trùng ăn xác sẽ làm việc này. Hơn 500 loài côn trùng ăn xác sống trên toàn thế giới, chúng ngấu nghiến xác động vật chết cho đến khi chỉ còn lại xương. Do đó nếu chúng biến mất thì dù cho lũ kền kền đói và vi khuẩn xung quanh có “làm việc” hết công suất thì cũng không thể nào đủ được. Xác thối chồng chất đồng nghĩa với vi khuẩn sinh sôi và dịch bệnh hoành hành.


Nếu không có côn trùng, chúng ta sẽ gặp nhiều mối đe dọa từ môi trường sống.

Đấy là chỉ một số loài côn trùng bị ghét thôi nhé. Còn nhiều loài hữu ích khác nữa. Bạn nghĩ sao khi mùa hè đến mà không có tiếng ve và những con đom đóm lập lòe. Không có ong bướm để thụ phấn cho cây ăn trái. Không có mật ong.

Tóm lại, côn trùng là một phần của sự sống trên Trái đất dù đôi khi phiền phức. Một thế giới không có côn trùng đồng nghĩa với việc sẽ mất đi nhiều món đặc sản, nhiều loại trái cây thơm ngon, nhiều kỷ niệm và có thêm nhiều mối đe dọa từ môi trường sống (ngập trong rác, phân và xác thối)…Do đó hãy tập làm quen và thân thiện hơn với loài vật này nhé!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News