Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người

Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều loại vi khuẩn do người leo núi mang đến có thể tồn tại hàng thế kỷ trong lớp băng trên đỉnh Everest.

Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người
Đỉnh Everest đang bảo quản vi khuẩn do con người giải phóng. (Ảnh: Nirmal Purja).

Mỗi năm, hàng trăm người leo núi cắm trại ở sông băng South Col tại sườn phía nam núi Everest để chuẩn bị chinh phục "nóc nhà thế giới". Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Arctic, Antarctic, and Alpine Research cho thấy họ có thể lưu lại một số vi khuẩn dẻo dai, có khả năng đào sâu để sinh tồn trên mỏm núi đóng băng hoang vu. Bất chấp điều kiện cực hạn trên Everest, nhóm nghiên cứu nuôi cấy vi khuẩn và nấm tách từ trầm tích ở ngọn núi. Tuy phần lớn tổ chức sinh vật này ngủ yên, chúng có thể được vận chuyển tới khu vực không có tuyết ở South Col dưới tác động của gió hoặc con người, Science Alert hôm 15/3 đưa tin.

Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya, núi Everest có độ cao 8.849m phía trên mực nước biển. Môi trường độ cao lớn của Everest nằm trong số những điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Sông băng South Col, nơi nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà sinh thái học vi khuẩn Nicholas Dragone ở Đại học Colorado Boulder (CU Boulder) thu thập mẫu vật đất ở độ cao hơn 2.400 m phía trên mực nước biển. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất bất ngờ khi phát hiện ngay cả vi khuẩn thích nghi với điều kiện ấm và ấm ướt trong mũi và cổ họng con người như tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn, có thể ngủ yên và sống sót trong môi trường lạnh và khô như vậy.

Ngoài kỹ thuật truyền thống như nuôi vi khuẩn trong đĩa thạch giàu dưỡng chất, nhóm nghiên cứu còn giải trình tự các đoạn vật liệu di truyền trong đất để xác định vi khuẩn cụ thể. Thành viên trong nhóm từng xem xét mẫu đất từ những nơi khác như dãy Andes, Himalayas và Nam Cực trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên mẫu vật ở độ cao hàng nghìn mét cung cấp bằng chứng rõ ràng về vi sinh vật liên quan tới con người.

Mật độ ánh sáng cực tím cao, nhiệt độ thấp, tình trạng khan hiếm nước đều góp phần khiến vi khuẩn chết ở độ cao lớn, vì vậy chỉ có vi sinh vật khỏe mạnh nhất có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt như vậy. Tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn thường có mặt trong đất, nhưng trình tự gene trong nghiên cứu giống với trình tự gene ở các loài phổ biến thường xâm chiếm da và miệng của con người.

Mẫu vật được lấy ở cách nơi con người cắm trại 170m. Nhóm nghiên cứu dự đoán nếu lấy mẫu vật ở gần nơi ở của con người hơn, họ có thể tìm thấy nhiều bằng chứng về vi khuẩn hơn. Phần lớn vi khuẩn ngủ yên hoặc chết khi tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt, nhưng một số tổ chức sinh vật có thể phát triển trong những khoảng thời gian ngắn mà nước tồn tại. Do nhiệt độ không khí ở South Col hiếm khi vượt quá -10 độ C, chưa rõ liệu nước từ băng tan chảy có hỗ trợ vi khuẩn phát triển hay không.

Đất ở South Col và nhiều khu vực cao khác có thể lưu giữ và đóng băng vi khuẩn do con người đem tới. Tuy nhiên, nhiệt độ ở vùng núi Everest đang tăng 0,33 độ C mỗi thập kỷ. Hồi tháng 7/2022, South Col ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục là -1,4 độ C. Xu hướng ấm lên này có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động trở lại trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng

Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng

Các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ não toàn diện của ấu trùng ruồi giấm cho thấy tất cả tế bào thần kinh và khớp thần kinh.

Đăng ngày: 15/03/2023
Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Đến nay không ai biết chính xác làm thế nào mà cây vả lại mọc được ở vị trí đó, hay nó đã phát triển được bao lâu.

Đăng ngày: 15/03/2023
Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Một loài gián phát hiện tại Singapore được các nhà côn trùng học đặt tên theo nhân vật Pokémon nhờ có nhiều chi tiết tương đồng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Thịt nuôi cấy - Loại thịt không cần giết mổ động vật

Thịt nuôi cấy - Loại thịt không cần giết mổ động vật

Việc chăn nuôi và tiêu thụ hàng tỷ động vật mỗi năm góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu, song các nhà khoa học đã phát triển một loại thịt không cần giết mổ.

Đăng ngày: 11/03/2023
Loại hoa nhập khẩu gây

Loại hoa nhập khẩu gây "sốt" có độc, một thời được dùng làm thuốc trừ sâu

Hoa phi yến là loại hoa nhập khẩu được ưa chuộng trong những năm gần đây. Hoa thường bền, nhiều màu sắc nên rất nhiều người thích cắm trưng trong nhà.

Đăng ngày: 11/03/2023
Vi khuẩn dưới nước sử dụng

Vi khuẩn dưới nước sử dụng "ăngten" để thu năng lượng Mặt trời

Theo các nhà khoa học, một số protein rhodopsin trong tế bào vi khuẩn có " ăngten", đóng vai trò là bộ khuếch đại năng lượng, giúp gia tăng lượng năng lượng có sẵn cho tế bào lên hàng chục phần trăm.

Đăng ngày: 09/03/2023
Nhật Bản đạt đột phá, tạo ra chuột con từ hai chuột đực

Nhật Bản đạt đột phá, tạo ra chuột con từ hai chuột đực

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một đàn chuột con khỏe mạnh từ hai cá thể chuột đực bằng cách nuôi cấy trứng từ tế bào con đực

Đăng ngày: 09/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News