Thảm họa sau động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ: Hàng triệu con sâu róm đổ bộ, hình ảnh khiến ai cũng "rùng mình"

"Mưa sâu róm" đang hoành hành ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều đến mức người dân không thể giải quyết.

Sau trận động đất lịch sử ngày 6/2 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước bị ảnh hưởng mạnh nhất vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả sau đó. Tính đến nay, dù 1 tháng đã trôi qua nhưng 1,5 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã mất nhà, khoảng hơn 50.000 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề nhức nhối khác đang diễn ra song song như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát, tái thiết sau động đất, nạn di cư,...

Những ngày qua, ở tỉnh Sirnak - một trong những địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá bởi động đất đang hứng chịu một “thảm họa” gây sợ hãi mới, đó là một đợt tấn công chưa từng có của sâu róm. Hàng triệu con sâu róm đang bò khắp các loại cây trồng, thậm chí chui vào nhà của người dân. Số lượng sâu róm nhiều đến nỗi mọi người không thể tiêu diệt hay kiểm soát bằng biện pháp thông thường được.


Hình ảnh sâu róm tấn công diện rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Mưa sâu róm” gây ra bất tiện lớn đến đời sống sinh hoạt, trồng trọt và đặc biệt nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới mùa màng. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu hủy, nhưng cho đến nay vẫn không có tác dụng.


Sâu róm tấn công đang làm người dân tỉnh Sirnak khiếp sợ.

Sâu róm là một loài gây hại cho cây cối thực vật. Chúng ăn lá thông, cây bách và cây linh sam. Một khi sâu róm bùng phát trên diện rộng thì có thể hủy hoại mùa màng hoặc rừng cây nghiêm trọng. Nó còn có một hàng lông độc trên ngực, có thể gây đau và ngứa khi dính vào da người, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Đợt tấn công bất ngờ của sâu róm chưa được xác định là có liên quan đến trận động đất tháng trước hay không nhưng nhiều khả năng đây chính là hậu quả của thiên tai. Động đất có thể khiến mực nước ngầm hạ xuống, khiến cây thông bị khô và chết, tước đi cơ hội săn mồi tự nhiên của sâu róm nên chúng ta "đổ bộ" ra ngoài rừng kiếm ăn. Ngoài ra, động đất có thể gây ra những thay đổi về đất cho phép trứng và ấu trùng của sâu róm nở và phát triển dễ dàng hơn.

Sau trận động đất tồi tệ cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, cư dân địa phương đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn, vẫn chưa thể ổn định cuộc sống. Một số người dân bắt đầu chặt cây trong rừng để kiếm sống, dẫn đến rừng bị tàn phá và mất môi trường sống của động vật hoang dã, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của sâu róm.


Động đất 7,8 độ đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào cảnh tang tóc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News