DNA cổ đại tiết lộ về cuộc diệt chủng bi thảm trong quá khứ loài người

Theo suốt bề dày lịch sử, con người chúng ta đã trải qua những quá trình tiến hóa không ngừng, để rồi có được nền văn minh hiện đại như ngày nay. Thế nhưng, không phải giai đoạn nào cũng kết thúc trong "êm đẹp".

Một nghiên cứu mới đây cho thấy sự trỗi dậy của cuộc cách mạng nông nghiệp vào cuối thời kỳ đồ đá ở châu Âu có thể không phải là sự chuyển đổi suôn sẻ từ lối sống săn bắn hái lượm.

Thay vào đó, đây dường như là một cuộc tiếp quản đẫm máu, khiến phần đông dân số du mục bị diệt chủng bởi những người nông dân sẽ định cư tại khu vực này trong một vài thế hệ.

DNA cổ đại tiết lộ về cuộc diệt chủng bi thảm trong quá khứ loài người
Hộp sọ của một người đàn ông được tìm thấy ở Đan Mạch là minh chứng cho thấy sự tàn bạo của những cuộc tiếp quản đẫm máu. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch).

Dựa trên phân tích các mẫu DNA từ 100 hài cốt người được tìm thấy ở một khu vực giáp ranh giữa Nam Scandinavia và Đan Mạch, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund (Thụy Điển) phát hiện ra điều mà lịch sử chưa hề nhắc tới.

"Quá trình chuyển đổi này trước đây được coi là hòa bình", Anne Birgitte Nielsen, nhà cổ sinh thái học, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.

"Giờ đây, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra điều ngược lại. Rất nhiều người đã chết, và đó là cái chết vô cùng tàn khốc".

Phân tích cho thấy rằng khoảng 5.900 năm trước, một bộ phận những người sau này là nông dân đã xua đuổi những người thợ săn, người hái lượm và ngư dân trước đây từng sinh sống ở khu vực Scandinavia.

Giữa 2 nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn không thể hàn gắn. Trong khi một nhóm thì muốn tiếp tục cuộc sống cũ, thì nhóm còn lại muốn chặt phá rừng để làm đất nông nghiệp.

Rốt cuộc, một cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Điều này khiến toàn bộ DNA của nhóm người săn bắt, hái lượm về cơ bản đã bị xóa sổ, và không còn được lưu lại sang thế hệ sau.

"Một cuộc diệt chủng tàn khốc đã diễn ra", Nielsen cho biết. "Không còn một ai sống sót. Đây có thể là cuộc chuyển giao đẫm máu bậc nhất trong lịch sử".

Mặc dù những người nông dân đầu tiên ở Scandinavia đã chiến thắng và chiếm lấy mảnh đất màu mỡ, nhưng quá trình thống trị của họ tương đối ngắn ngủi.

Cụ thể, những người nông dân, còn được gọi là nền văn hóa Funnelbeaker, đã duy trì khoảng 1.000 năm trước khi một làn sóng người mới đến từ phía đông kéo đến.

Những người mới đến mang theo dòng dõi từ Yamnaya, một tộc người chăn nuôi gia súc có nguồn gốc ở miền nam nước Nga. Họ nhanh chóng thay thế những người Funnelbeaker, và làm nảy sinh một nhóm văn hóa mới.

Theo nhóm nghiên cứu, những diễn biến xảy ra tương tự như cuộc diệt chủng trước đó, khi hồ sơ DNA của thế hệ tiền nhiệm đã bị xóa khỏi nền văn hóa Đan Mạch thời nay.

Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về những cuộc tiếp quản đẫm máu đã xảy ra trong lịch sử loài người, và có thể khác xa với những gì được ghi lại. Bên cạnh đó, kết quả cũng giúp nâng cao kiến thức về di truyền và sự hiểu biết của chúng ta về các nền văn minh thời cổ đại.

Tác giả Nielsen cũng đề cập tới một giả thuyết khác, khi cho rằng các quần thể trong quá khứ bị "xóa sổ" bởi dịch bệnh chứ không hoàn toàn là họ giết chóc lẫn nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới

Tìm thấy con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới

Xây dựng cách đây khoảng 4.600 năm, đường mỏ đá - hồ Moeris là con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới, giúp vận chuyển đá núi lửa.

Đăng ngày: 24/02/2024
Giếng cổ

Giếng cổ "mở đường" vào kho báu vô song 2.200 tuổi

Những hiện vật quý giá trong giếng cổ ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một kho báu khảo cổ gây kinh ngạc.

Đăng ngày: 23/02/2024
Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Một nhà nhân chủng học cho rằng loài người cổ đại, Homo floresiensis, thường được gọi là " Hobbit", có thể vẫn còn tồn tại trên đảo Flores, Indonesia.

Đăng ngày: 23/02/2024
Niệc cổ hung - loài chim nguy cấp bậc nhất Việt Nam

Niệc cổ hung - loài chim nguy cấp bậc nhất Việt Nam

Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài chim độc đáo này nằm trong diện cực kỳ nguy cấp, nguyên nhân do bị cư dân địa phương săn bắt để lấy thịt, nơi cư trú bị phân tán do rừng nguyên sinh bị tàn phá.

Đăng ngày: 23/02/2024
Bí ẩn xác ướp cổ xưa nhất châu Phi

Bí ẩn xác ướp cổ xưa nhất châu Phi

Xác ướp đứa trẻ 3 tuổi ở Libya có niên đại khoảng 5.400 - 5.600 năm, lâu đời hơn các xác ướp Ai Cập khoảng 1.000 năm.

Đăng ngày: 22/02/2024
Bí ẩn những

Bí ẩn những "loài người ma" vừa lộ diện

Ba " loài người ma" là tổ tiên dị chủng của một số người hiện đại đã để lộ tung tích thông qua các DNA "lạ".

Đăng ngày: 21/02/2024
Lộ diện sát thủ số một của đại dương 65 triệu năm trước

Lộ diện sát thủ số một của đại dương 65 triệu năm trước

Loài mới được xác định ở bang Alabama - Mỹ đã tận dụng thảm họa tiểu hành tinh để soán ngôi " chúa tể đại dương" của các loài thương long.

Đăng ngày: 21/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News