Dò kim loại trên đồng, phát hiện kho báu kép làm "choáng" giới khoa học

Hàng loạt phát hiện khảo cổ nối tiếp nhau bắt nguồn từ việc một người dò kim loại gặp may lớn hồi năm 2019 khi tìm kho báu trên cánh đồng xứ Wales nước Anh.

Theo Ancient Origins, người đàn ông may mắn tên Jon Mathews đã phát hiện ra kho báu vào tháng 3-2019. Nó gồm một chiếc bình gốm và một số đồ tạo tác nhỏ khác.

Nhìn kho báu có vẻ khiêm tốn nhưng người đàn ông vẫn quyết định liên hệ với giới khoa học bởi một linh cảm đặc biệt rằng nó phải là cái gì đó vô cùng quan trọng, theo Wales Online.


Một trong những món đồ tinh tế được khai quật tại kho báu xứ Wales - (Ảnh: Amguedfa Cymru)

Với độ chính xác cẩn thận, các nhà khoa học địa phương đã khai quật tỉ mỉ 8 món đồ tạo tác khác nhau và vận chuyển đến Bảo tàng Quốc gia xứ Wales Amguedfa Cymru.

Cuộc phân tích sau đó đã phục hồi lại nhiều chi tiết tinh tế của kho báu và xác định nó là những món đồ La Mã lên tới 2.000 năm tuổi, tức có giá trị vô cùng lớn.

Các nhà khảo cổ tiếp tục quay về cánh đồng đặc biệt nói trên và đã tìm thấy thêm 8 chiếc bình, một chiếc xô thời kỳ đồ sắt được trang trí công phu bằng hợp kim đồng, cùng nhiều vật dụng khác được chế tác công phu theo cùng kiểu.

Nhiều món đồ - ít nhất là những chiếc bình - được xác định là vật phẩm tùy táng chôn theo một nhân vật quan trọng nào đó vào nửa sau của thế kỷ I sau Công Nguyên, một giai đoạn đầy biến động quanh thời kỳ mà sự đô hộ của quân La Mã ở Anh bị đẩy lùi.

Món đồ gây chú ý nhất là một chiếc chén gắn hình đầu bỏ mắt to, sừng cong bằng kim loại màu xanh lam đẹp mắt, có phần hàm dưới mở rộng thành vòng như tay cầm.


Chúng rất có thể là đồ tùy táng xa hoa của một vị quý tộc cổ đại - (Ảnh: Amguedfa Cymru).

Số tiền xu nằm ở hai khu vực khác nhau trên cánh đồng và toàn bộ khu vực khai quật này thuộc vùng lân cận của thị trấn La Mã cổ đại Caerwent, khiến các nhà khoa học nảy ra mối hoài nghi lớn hơn.

Họ tin rằng rất có thể có cả một khu định cư, một thị trấn chưa từng biết ngự trị ở cánh đồng đặc biệt này, tất cả nhờ phát hiện ban đầu đầy may mắn của người dò kim loại.

Với niên đại, sự tinh tế và giá trị lịch sử, có thể nói chỉ riêng kho báu này đã là những bảo vật vô song. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục kiểm tra khu vực để xác minh mối hoài nghi về khu định cư cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 19/02/2025
Sống gần con người, một sinh vật đang

Sống gần con người, một sinh vật đang "tiến hóa ngược", não lớn bất thường

Trong vòng 150 năm qua, một sinh vật thường hiện diện bên cạnh con người đã lặng lẽ phát triển hộp sọ và bộ não lớn hơn một cách khó hiểu.

Đăng ngày: 18/02/2025
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.

Đăng ngày: 16/02/2025
Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới nói ngôn ngữ Ấn-Âu như ngôn ngữ thứ nhất.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News