Đốm nhỏ màu xanh trên bề mặt sao Hoả là gì?
Mới đây một ảnh vệ tinh chụp lại địa hình của Hành tinh Đỏ đã vô tình tiết lộ những đốm nhỏ màu xanh da trời trên bề mặt. Vậy chúng là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Bí ẩn đốm nhỏ màu xanh trên bề mặt sao Hỏa
Hình ảnh được chụp từ tàu thăm dò Mars Express cho thấy, có một đốm xanh da trời rất lạ thường, nằm ngang và hoàn toàn tương phản với bề mặt màu đỏ bụi bặm của Sao Hoả.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những đốm xanh đó dường như là một điều rất bình thường. Theo các nhà thiên văn học đến từ Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA), những đốm màu xanh đó thực sự không có gì khác thường. Đó là những vùng biểu thị cho các tích tụ trầm tích trên đá bazan màu mỡ, do những cơn gió thổi mạnh mẽ trên suốt bề mặt Sao Hoả.
ESA giải thích rằng những cơn gió này có tác động rất mạnh mẽ tới bề mặt địa hình Sao Hoả:
"Những cơn gió mạnh cuốn phăng bụi và cát từ bề mặt Sao Hoả và di chuyển chúng đi khắp hành tinh với tốc độ cao. Những cơn gió có thể đạt tới tốc độ 100km/h, đủ để tạo ra các cơn bão bụi khổng lồ thổi liên tục trên nhiều vùng đất rộng lớn của Sao Hoả. Chúng kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là cả tuần. Khi những cơn gió di chuyển, chúng đục khoét mọi thứ xung quanh, làm xói mòn, làm mịn và bào mòn từ từ bề mặt của hành tinh qua hàng triệu năm".
- Tàu thăm dò sao Hỏa có thể bị bão bụi "xóa sổ"?
- Bí ẩn về "đám khói lạ" trên sao Hỏa
- Lần đầu tìm thấy bằng chứng trực tiếp về hiện tượng chớp trên sao Hoả
Sao Hoả là hành tinh thường xuyên xảy ra các cơn bão bụi với sức công phá khủng khiếp nhất hệ Mặt trời. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể lý giải vì sao những cơn bão bụi tại hành tinh Đỏ lại có thể mạnh đến như vậy. Tuy nhiên, ánh sáng Mặt trời có thể là nguồn cấp năng lượng khổng lồ cho các cơn bão xảy ra liên tục trên Sao Hoả.
Vậy liệu một nơi khô cằn và khắc nghiệt như trên Sao Hoả liệu có tồn tại sự sống như con người hằng mong đợi?