Đón xem vua của những trận mưa sao băng sắp đến
Vào đêm 13, rạng sáng 14/12 tới đây, những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội ngắm trận mưa sao băng Song Tử - được xem là vua của những trận mưa sao băng.
Hội Thiên văn vũ trụ Việt Nam cho hay, trận mưa sao băng Song Tử được xem là vua của những trận mưa sao băng sẽ đạt cực đại vào đêm 13, rạng sáng 14/12/2013. Số sao băng được sự đoán trong thời điểm cực đại là khoảng 120 vệt/giờ. Khác với các trận mưa sao băng khác, mưa sao băng Song Tử có nhiều màu sắc nên rất được chú ý.
Thời điểm quan sát tốt nhất trận mưa sao băng nổi tiếng này là khoảng từ 1 - 4 giờ sáng ngày 14/12. Những người yêu thích thiên văn có thể hướng mắt về phía chòm sao Song Tử là tâm điểm của trận mưa sao băng khi chòm sao này đã ở khá cao so với đường chân trời hướng Đông Nam. Dù thời điểm này ánh trăng khá sáng có thể ảnh hưởng đến việc quan sát, tuy nhiên, Song Tử là trận mưa sao băng lớn với nhiều sao băng sáng nên chúng ta vẫn yên tâm tận hưởng được một bữa tiệc sao băng thú vị, nhiều màu sắc.
Song Tử được xem là vua của những trận mưa sao băng
Mặc dù đạt cực đại vào đêm 13, rạng sáng 14/12 nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát rải rác một số sao băng của trân mưa sao băng đẹp nhất trong năm này từ 7 đến ngày 17/12.
Điều kiện quan sát mưa sao băng là bầu trời quang đãng, không mây. Các bạn nên chọn nơi có tầm nhìn thoáng đãng, xa ánh đèn thành phố và quan sát bằng mắt thường là tốt nhất. Ngoài ra các bạn có thể dung máy ảnh để chế độ phơi sáng lâu để ghi lại những vệt sao băng tuyệt đẹp. Vì đang là mùa đông nên cần phải chú ý giữ ấm cơ thể trong thời gian quan sát.
Phần lớn các trận mưa sao băng có nguồn gốc từ những sao chổi, nhưng với trận mưa sao băng Song Tử lại liên quan đến một thiên thể có tên là 3200 Phaethon được khám phá năm 1982.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
