Động vật có "thả bom" không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùi

Chúng ta đã biết quá đủ về chuyện "xì hơi" của con người, nhưng các loài vật khác thì sao?

Cuộc sống không lường trước điều gì. Ví dụ như một hôm khi về nhà, em trai của nhà khoa học Dani Rabaiotti hỏi cô rằng liệu rắn có "xì hơi" hay không.

Trước câu hỏi khó đỡ của người em, cô Dani không biết trả lời sao. Nhưng là một tiến sĩ môi trường học đang giảng dạy tại ĐH College London, cô không cho phép mình bỏ qua thắc mắc khoa học chân chính ấy. Rất nhanh chóng, cô Dani đem câu hỏi này lên Twitter và đặc biệt nhắn gửi riêng cho bạn mình là chuyên gia về rắn - anh David Steen.

Câu trả lời đã được gửi lại và chúng ta sẽ biết nó ngay thôi. Nhưng điều đáng nói là mọi người lại bắt đầu hỏi cá có biết "xì hơi" không, báo hoa thì sao và khủng long nữa chứ?

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùi

Cư dân mạng đã nhanh chóng sử dụng hashtag #doesitfart (nghĩa là "Nó có bủm không") để thách đố khoa học. Cô Dani một lần nữa rất dũng cảm đi tìm kiếm câu trả lời cùng với người cộng sự là anh Nick Caruso. "Những mùi hương đặc biệt ấy đã khiến chúng tôi ngồi lại cùng nhau", anh Caruso cho biết.

Giờ thì chúng ta đến với phần hấp dẫn nhất thôi: Liệu động vật có "thả bom" hay không?

Sư tử biển và hải cẩu: "Hương thơm bay xa"

"Từng tiếp xúc với 2 loài này ở vài công việc nghiên cứu thực địa trước đây, tôi cam đoan rằng chúng thả bom rất thối", cô Rabaiotti cho biết.

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùi
Phía sau 1 con hải cẩu/sư tử biển béo là một mùi hương rất... nặng.

Chúng ta có thể suy luận ra rằng khi đang lặn biển, rất khó cho cô Rabaiotti ngoi lên để thở và sự chịu đựng ấy thật đáng khâm phục!

Một loài cá ở Mexico: Thả bom hay là chết?

Chưa bao giờ ta nghĩ thả bom là vấn đề sống còn như vậy cho đến khi biết được loài cá đặc hữu ở Mexico mang tên Bolson pupfish.

Nếu chúng không thả bom, khí gas tích tụ trong cơ thể sẽ khiến loài vật bé nhỏ trương phình, nổi lên mặt nước và thế là làm mồi cho chim ngay!

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiĐối với loài cá này, được thả bom là 1 niềm hạnh phúc.

Trong một số trường hợp khác, khí gas cũng có thể phát nổ khiến cá bỏ mạng. Đây quả thật là câu chuyện "nổ bom" trước hay sau, mà chỉ cần sai một ly là đi luôn... một đời!

Ấy mà đừng "vơ cả nắm" nhé, nhiều loài cá không thả bom đâu

Nếu biết nói, cá vàng sẽ nói như vậy. Mặc dù chúng có vi khuẩn sản xuất khí gas trong ruột nhưng lại không thường "xì hơi". Ngược lại, chúng thải khí bằng cách "ợ" ra đường miệng!

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiChiếc miệng "đa nhiệm" kia không chỉ để ăn mà còn... "nhả khí".

Hai nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, nếu bạn thấy cá vàng nhà mình "thả bom" nghĩa là chúng đang gặp vấn đề về tiêu hóa.

Bạn có thể nghĩ xấu về con lười, nhưng chúng không "thả bom"

Mặc dù cũng là động vật có vú nhưng con lười không "thả bom" như nhiều loài thú khác. Thay vào đó, chúng cũng chọn cách thải khí metan qua đường miệng.

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiLười rất lười biếng nên ăn đường nào là thải khí ra đường đó luôn?!

Một số loài chim: quá nhanh để có thể "thả bom"

Khí gas cũng chào thua với loài chim vì chúng ăn và tiêu hóa quá nhanh, không đủ thời gian để tích tụ khí và vì vậy, chim không "thả bom thối" đâu.

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùi"Ngẩng cao đầu, tiến về phía trước và không để lại gì phía sau" là phương châm sống của chim.

Ngược lại, báo chạy rất nhanh nhưng không thể thoát được "mùi thối" của chính mình

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiMùi hương của báo là thứ cuối cùng các loài vật trong khu rừng mong muốn.

Báo ăn thịt sống, đặc biệt là linh dương. Những thức ăn này làm tăng quá trình lên men trong ruột loài báo và vì thế, chúng cũng có thể sản xuất ra mùi hương hôi thối cả một vùng trời.

Voi: to lớn và...

Cực thối! Người quản tượng thậm chí phải đưa cho voi 1 chế độ dinh dưỡng riêng để chúng bớt "bốc mùi". Đó chính là ăn cơm trộn tỏi nướng.

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiCả kích thước lẫn mùi hương đều "không phải dạng vừa" đâu, dạng cực đại đấy!

Lí do cho "mùi thơm đặc tả" của voi là chúng ăn quá nhiều thứ khó tiêu như vỏ cây, vì vậy hệ tiêu hóa của voi làm việc rất lâu và chứa nhiều vi khuẩn.

Căn cứ vào kích thước khủng của loài voi, dù có đi sở thú thì bạn cũng chú ý đừng đến gần đuôi voi kẻo "lãnh đủ" đấy!

Và nguồn cơn của mọi thắc mắc: con rắn

Động vật có thả bom không? Một nhà khoa học đã liều mình trải nghiệm và nhận cái kết bốc mùiThú cưng của Chúa tể Hắc ám quả là 1 loài vật đáng sợ.

Loài rắn Sonoran Coral sống ở miền nam nước Mỹ và Mexico sử dụng việc "thả bom" như một cơ chế phòng thủ. Chúng thải khí qua bộ phận gọi là "lỗ huyệt" khiến kẻ thù phải tránh xa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/04/2018
Quây lưới phát hiện rùa Hồ Gươm khổng lồ ở Sơn Tây

Quây lưới phát hiện rùa Hồ Gươm khổng lồ ở Sơn Tây

Chiều 12/4, anh Lê Trung Tuấn điện thoại cho tôi, thông báo rằng, nhóm thợ đánh cá của anh đã tóm được “cụ rùa” khổng lồ ở hồ Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây)

Đăng ngày: 14/04/2018
Loài rùa tóc xanh

Loài rùa tóc xanh "gấu" nhất mạng xã hội này sắp tuyệt chủng

Nhìn chú mà xem, đầu punk kiểu mỏ chim lại còn màu xanh lá cây, khác gì dân chơi "đầu gấu" tầm nửa thế kỷ trước không?

Đăng ngày: 13/04/2018
Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên

Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên

Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý, hiếm nhất thế giới.

Đăng ngày: 12/04/2018
Cảnh rắn xé xác con mồi ăn theo cách chưa từng có

Cảnh rắn xé xác con mồi ăn theo cách chưa từng có

Sống trong rừng nhiệt đới, loài rắn nước Gerard (Gerarda prevostiana) thường ăn những con cua mai mềm có kích cỡ to hơn bản thân chúng.

Đăng ngày: 10/04/2018
Các nhà khoa học đã biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất

Các nhà khoa học đã biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất.

Đăng ngày: 09/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News