Đồng vị phóng xạ chì trong không khí Hà Nội cao nhất vào mùa đông
Trong một mét khối không khí có 2,89 mili Becquerel (mBq/m3) đồng vị phóng xạ chì Pb210. Mùa đông tháng cao nhất có thể lên tới 9,24 mBq/m3.
Lần đầu tiên đồng vị phóng xạ chì (Pb210) - một chỉ số phóng xạ có trong đất, bay lên không khí đã được các nhà khoa học trẻ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam dùng tia gamma để đo chính xác.
Thông tin được công bố tại hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử lần thứ năm, tổ chức ngày 3-4/10 tại Hà Nội.
Kết quả đo mẫu không khí ở Hà Nội từ tháng 2/2017 đến tháng 1/2018 thu được trên phin lọc sợi thủy tinh cho thấy nồng độ chì phóng xạ hàng tuần nằm trong khoảng từ 0,12 - 2,89 mili Becquerel/m3 (mPq/trong một mét khối không khí). Chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép. Vào các tháng mùa đông nồng độ chì phóng xạ thường cao hơn mùa hè. Tháng cao nhất lên tới 9,24mBq/m3.
Nhiều chỉ số trong không khí ở Hà Nội vượt mức giới hạn cho phép. (Ảnh: HH).
Ths Dương Đức Thắng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đồng vị phóng xạ chì này không độc hại như chì thông thường nếu con người hít thở từ không khí. Việc đo đếm chính xác các thông số có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu, tính toán mức độ bồi lắng lòng hồ, sông biển, xói mòn đất.
Các cơ quan quản lý môi trường trước đây chưa đo được chỉ số này do các thiết bị thông thường sẽ không nhận biết và phân biệt được chỉ số chi tiết mà chỉ đo được tổng lượng chì.
Còn với phương pháp phóng xạ, dùng tia gamma có thể đo được đồng vị Pb210 (trong không khí có rất nhiều đồng vị Pb204,205,206,207...) kể cả mức rất thấp. Giới chuyên môn cho rằng, phương pháp này cũng mở ra triển vọng cho ngành môi trường khi cần đo chính xác các kim loại nặng có trong không khí.
ThS Dương Đức Thắng giới thiệu kết quả nghiên cứu. (Ảnh: BN).
TS Nguyễn Hào Quang, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, đây chỉ là một trong số nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế.
Đã có nhiều dược chất, đồng vị phóng xạ được Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Năng lượng nguyên tử Việt Nam sản xuất phục vụ trong y tế, công nghiệp. Sản phẩm cây, con chiếu xạ có khả năng kháng bệnh không cần dùng kháng sinh cũng được tạo ra phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
