Đột quỵ biến giáo viên thành người mù chữ

Một giáo viên tiểu học đã mất khả năng đọc, trở thành người mù chữ do biến chứng kỳ lạ sau một cơn đột quỵ.

>>> Bệnh zona làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Sự việc không may đã xảy ra với cô giáo M.P., 40 tuổi, người Mỹ. Khi bước vào phòng lớp học một buổi sáng tháng 10/2012, cô M.P. phát hiện mình không thể đọc được tên trong danh sách điểm danh. Quá hoảng sợ, cô chuyển sang tập giáo án và nhận thấy chúng cũng giống như "những chữ tượng hình".

Cô M.P. đã tới gặp hiệu trưởng và cả vị lãnh đạo này cũng thấy khó hiểu trước tình trạng của cô. M.P. sau đó đã được đưa về nhà mẹ đẻ và trong 2 ngày tiếp theo bắt đầu trải qua hàng loạt vấn đề khác. Cô không thể xem đồng hồ và phải mất nhiều giờ đồng hồ mới gói ghém được một chiếc túi đi du lịch.

Đột quỵ biến giáo viên thành người mù chữ
Mũi tên lớn trong bức ảnh cho thấy một điểm tắc nghẽn ở một trong các động mạch não của cô M.P. Mũi tên nhỏ hơn chỉ sự co thắt và giãn nở ở một động mạch khác. (Ảnh: Neurology)

M.P. cũng bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ, và cảm thấy bối rối, lo lắng. Mẹ M.P. đã đưa cô tới bệnh viện thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán rằng, con gái bà bị đột quỵ, dẫn tới biến chứng là mất khả năng đọc hoàn toàn (mù chữ), nhưng vẫn còn khả năng viết và hiểu ngôn ngữ nói.

Đây là một chứng bệnh tương đối hiếm gặp, được cho là bắt nguồn từ những thương tổn trong "vùng ngôn ngữ" của bộ não. Nó xảy ra khi vùng này của bộ não bị tước đoạt dữ liệu thị giác đầu vào và không bị tổn hại gì khác.

Sau cơn đột quỵ, cô M.P. đã cố gắng tự học đọc trở lại, nhưng mọi nỗ lực chẳng thu được mấy thành công. Không nản chí, cô rốt cuộc khám phá ra cách giải mã một từ bằng cách dùng ngón tay nhận diện các chữ cái cấu thành.

Viết trên tạp chí Neurology, các bác sĩ điều trị cho M.P. giải thích: "Khi được cho xem 1 từ, M.P. sẽ hướng sự chú ý của cô tới chữ cái đầu tiên dù không thể nhận diện được nó. Sau đó, cô sẽ đặt ngón tay lên chữ cái và bắt đầu lần theo mỗi chữ cái phía trên nó trong bảng chữ cái cho tới khi nhận ra mình đang nhìn chữ cái gì".

Theo các bác sĩ điều trị, ngay cả 10 tháng sau cơn đột quỵ, M.P. vẫn chưa thể đọc trở lại. Cô buộc phải từ bỏ việc dạy học và hiện đang làm việc cho một trung tâm thể dục. M.P. đang lên kế hoạch viết một cuốn sách về trải nghiệm của mình nhằm quyên tiền cho nghiên cứu về đột quỵ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News