Dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh vi khuẩn làm bằng... giấy
Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị giúp chẩn đoán nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng và tìm ra cách điều trị đúng nhanh hơn phương pháp trong phòng thí nghiệm vốn tốn nhiều ngày.
Theo một nghiên cứu được Đại học Southampton ở Anh công bố ngày 25/2, các nhà nghiên cứu đã phát triển được một dụng cụ làm từ giấy có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng và tìm ra cách điều trị chính xác. Nhờ đó, thời gian sẽ nhanh hơn nhiều so với quá trình xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Hình ảnh đăng trên trang web của Đại học Southampton mô phỏng dụng cụ mới - (Ảnh chụp màn hình).
Dụng cụ mới này được chế tạo chủ yếu từ giấy, có tổng cộng 3 lớp. Lớp trên cùng chứa 4 loại kháng sinh phổ biến (Amoxicillin, Ciprofloxacin, Gentamicin và Nitrofurantoin) tại 4 góc vuông của dụng cụ. Ở giữa là lớp giấy quỳ. Lớp cuối cùng là gel trong suốt. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia laser ép 3 lớp này với nhau.
Dụng cụ này hoạt động giống như que thử thai. Chỉ cần đổ mẫu chất lỏng xét nghiệm - chẳng hạn nước tiểu của bệnh nhân - vào dụng cụ nhỏ này, các bác sĩ có thể sớm xác định được loại vi khuẩn trong mẫu xét nghiệm thông qua sự đổi màu ở góc giấy chứa kháng sinh.
Từ đó, bác sĩ có thể xác định loại nào trong số 4 loại kháng sinh trên sẽ thích hợp để điều trị. Còn nếu cho kết quả không liên quan loại nào thì kết luận trường hợp bệnh này không thể điều trị bằng cả 4 loại kháng sinh trên.
Hình ảnh cho thấy kết quả xét nghiệm vi khuẩn E Coli - (Ảnh chụp màn hình).
"Dụng cụ này có thể giúp cắt giảm việc kê thuốc kháng sinh không cần thiết cho bệnh nhân và giảm mối đe dọa từ tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến" - tiến sĩ Collin Sones đến từ Đại học Southampton, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Biosensors and Bioelectronics ngày 25/2. Trước đây phương thức xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm có thể mất tới 4 ngày mới có kết quả.
Trong bài viết đăng trên trang web của Đại học Southampton có tiêu đề: "Xét nghiệm nhiễm trùng không cần phòng thí nghiệm có thể loại bỏ sự phỏng đoán đối với bác sĩ", đại học này cho biết công nghệ mới này có tiềm năng rẻ và dễ dùng khi sản xuất.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
