Dùng lá trầu không để chữa các bệnh phụ nữ

Thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh "khó nói" của phụ nữ.

Căn bệnh... khó nói và bài thuốc dân gian

(Ảnh: VNN)
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, ở Việt Nam, có đến 2/3 phụ nữ bị viêm đường sinh dục. Do cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn.

Các triệu chứng thường gặp là khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm.

Một nguyên nhân hay gặp nữa là dị ứng và bội nhiễm do băng vệ sinh. Tình trạng trên chủ yếu là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về vệ sinh sinh dục, vệ sinh tình dục và ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm.

Từ xa xưa, các bà, các chị vẫn sử dụng lá trầu không để chữa ngứa, viêm nhiễm vùng kín. Cách làm như sau: lấy lá trầu không tươi vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó, vớt bã trầu vừa nấu ra, nước để nguội, dùng để rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Xem ra, phương thuốc này, tuy có hay thật, nhưng thật khó áp dụng, nhất là đối với những phụ nữ sống ở thành phố, cuộc sống luôn luôn bận rộn và hối hả

Sản phẩm chiết xuất từ tinh dầu trong lá trầu không

Trầu không (betel pepper) là loại cây dây leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 0,7 - 2,6%, trong đó chủ yếu là anethol, eugenol, carvacrol, chavibetol, chavicol, alylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, piperbetol, methylpiperbetol, piperol... Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật...nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ

Ứng dụng phương pháp chưng cất và chiết xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đã chiết xuất tinh chất lá trầu không và dùng tinh chất này pha chế thành công nước rửa vệ sinh phụ nữ Quí Phi. Với tinh dầu trầu không và các chất phụ gia (Glycerine, GMS, PEG-75 lanoline...) nước rửa vệ sinh Quý Phi giúp niêm mạc luôn mềm mại, thoáng mát và sảng khoái, không gây ra các tác dụng phụ do được làm hoàn toàn từ thảo mọc thiên nhiên. Dùng Quí Phi để vệ sinh hàng ngày sẽ giúp cho vùng kín luôn được sạch sẽ, phòng ngừa viêm nhiễm, trị ngứa, diệt khuẩn hiệu quả.

Tuy nhiên, lời khuyên của thầy thuốc là không nên lạm dụng nước vệ sinh phụ nữ. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về sản phẩm, xin liên hệ: 04. 6444219 để được giải đáp.

Như Khanh

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News