Dùng sóng siêu âm dịch chuyển vật thể không cần chạm

Đặt cấu trúc siêu vật liệu lên bề mặt vật thể, các chuyên gia có thể điều khiển nó đi theo một hướng nhất định mà không cần tiếp xúc.


(Video: Nature Communications)

Nhóm chuyên gia tại Đại học Minnesota tìm ra phương pháp mới để dịch chuyển vật thể bằng sóng siêu âm, TechXplore hôm 6/12 đưa tin. Nghiên cứu mới, xuất bản trên tạp chí Nature Communications, mở ra tiềm năng ứng dụng trong các ngành như sản xuất và robot, cho phép thiết bị di chuyển mà không cần nguồn điện tích hợp.

Trước đây, giới khoa học đã chứng minh rằng sóng âm và ánh sáng có thể điều khiển vật thể, nhưng vật thể cần nhỏ hơn bước sóng của âm thanh hoặc ánh sáng, kích thước tương ứng là milimet và nanomet.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại Đại học Minnesota phát triển một phương pháp cho phép dịch chuyển vật thể lớn hơn nhờ sử dụng các nguyên tắc vật lý siêu vật liệu. Siêu vật liệu là những vật liệu được chỉnh sửa để tương tác với sóng, ví dụ ánh sáng và âm thanh. Bằng cách đặt một cấu trúc siêu vật liệu lên bề mặt vật thể, nhóm nghiên cứu có khả năng sử dụng âm thanh để điều khiển nó đi theo một hướng nhất định mà không cần chạm.

"Khi đặt những cấu trúc tí hon này lên bề mặt vật thể, về cơ bản, chúng tôi có thể phản xạ âm thanh theo bất kỳ hướng nào mình muốn. Và khi làm điều đó, chúng tôi cũng kiểm soát được lực âm thanh tác dụng lên vật thể", Ognjen Ilic, tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí thuộc Đại học Minnesota, cho biết.

Dùng sóng siêu âm dịch chuyển vật thể không cần chạm
Thử nghiệm dịch chuyển vật thể bằng sóng siêu âm.

Với kỹ thuật này, nhóm nghiên cứu không chỉ đẩy được một vật về phía trước mà còn có thể kéo nó về phía một nguồn nhất định. Họ đặt mục tiêu thử nghiệm các tần số sóng cao hơn, các vật liệu và vật thể kích thước khác nhau trong tương lai.

"Trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là robot, người ta cần phải di chuyển đồ vật, cần chuyển tín hiệu thành một loại chuyển động có kiểm soát. Thông thường, họ làm điều này nhờ dây nối, hoặc thiết bị phải mang theo một nguồn năng lượng nào đó để thực hiện nhiệm vụ", Ilic nói.

"Ở đây, chúng tôi đi theo một hướng mới và chứng minh rằng không cần tiếp xúc vật lý, ta vẫn có thể di chuyển đồ vật và sự di chuyển này được kiểm soát chỉ bằng cách thiết lập những thứ trên bề mặt của vật đó. Điều này mang lại một cơ chế mới để vận hành mọi thứ mà không cần tiếp xúc", ông bổ sung.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị biến xe đạp thành xe đạp điện

Thiết bị biến xe đạp thành xe đạp điện

Sản phẩm này có thể biến chiếc xe đạp bình thường của người dùng thành xe đạp điện chỉ với một thao tác đơn giản.

Đăng ngày: 07/12/2022
Công nghệ hiện đại cho phép bạn nghe được ngôn ngữ của động vật và cây cối

Công nghệ hiện đại cho phép bạn nghe được ngôn ngữ của động vật và cây cối

Bằng các kỹ thuật “âm sinh học” (bioacoustics), nhiều nhà khoa học bắt đầu học được cách lắng nghe âm thanh của tự nhiên nhiều hơn.

Đăng ngày: 05/12/2022
Có thể thử nghiệm cấy chip vào não người trong 6 tháng tới

Có thể thử nghiệm cấy chip vào não người trong 6 tháng tới

Tỷ phú Elon Musk – người đồng sáng lập Neuralink – cho biết công ty đã nộp hầu hết thủ tục giấy tờ cho cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về cấy chip vào não người.

Đăng ngày: 03/12/2022
Roll-Royces thử nghiệm thành công động cơ phản lực chạy hydro đầu tiên

Roll-Royces thử nghiệm thành công động cơ phản lực chạy hydro đầu tiên

Hãng hàng không easyJet và Rolls-Royce nỗ lực tìm kiếm nhiên liệu sạch cho ngành hàng không, vốn rất khó " xanh".

Đăng ngày: 02/12/2022
Quần áo trong tương lai có thể nghe được âm thanh và giao tiếp

Quần áo trong tương lai có thể nghe được âm thanh và giao tiếp

Quần áo trong tương lai được làm từ loại sợi đặc biệt, có thể phát hiện âm thanh như tiếng tàu xe, giúp ích cho những người bị khiếm thính.

Đăng ngày: 02/12/2022
Robot

Robot "con lười" rất chậm chạp nhưng lại giúp bảo tồn hệ sinh thái

Là một trong những con robot chậm chạp và " làm biếng" nhất thế giới, dù chỉ treo mình một chỗ nhưng SlothBot đang góp phần giúp gìn giữ sự đa dạng sinh học.

Đăng ngày: 30/11/2022
Vật liệu gốm đầu tiên trên thế giới uốn cong như kim loại

Vật liệu gốm đầu tiên trên thế giới uốn cong như kim loại

Nhóm nghiên cứu sử dụng silicon nitride để tạo ra loại gốm bền chắc, nhẹ, chịu được nhiệt độ cao và dễ uốn, có tiềm năng ứng dụng lớn.

Đăng ngày: 28/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News