Dùng thuốc chống béo phì thay phẫu thuật kiểm soát cân nặng?

Phẫu thuật chữa bệnh béo phì bắt đầu bằng tiền đề đơn giản: Nếu bạn làm cho dạ dày của bệnh nhân nhỏ hơn, người đó sẽ ăn ít hơn, vì vậy họ sẽ giảm cân.

Nhưng trong những năm gần đây, phương pháp chữa bệnh béo phì bằng phẫu thuật đã mang lại nhiều kết quả tích cực, các nhà nghiên cứu đang lần ngược lại các manh mối khoa học, để tìm hiểu những gì đang diễn ra.

Phát hiện của họ đang bắt đầu hé mở một bức tranh phức tạp hơn rất nhiều về trọng lượng: chế độ ăn kiêng như thế nào và mức độ tập thể dục bao nhiêu để thực sự làm thay đổi trọng lượng cơ thể bạn. Hóa ra, một loạt các kích thích tố từ ruột, và những giao tiếp của chúng với bộ não đóng vai trò quan trọng trong cách thức cơ thể duy trì và giảm cân.

Dùng thuốc chống béo phì thay phẫu thuật kiểm soát cân nặng?

Bác sĩ Sunil Bhoyrul

Chính xác thì thì việc phân tích các kết quả điều trị của phương pháp chữa bệnh béo phì bằng phẫu thuật đã mang lại những hiểu biết mới về điều trị giảm cân ở con người và cơ chế của sự thèm ăn, theo các nhà nghiên cứu.

"Dựa trên việc phân tích các kết quả của việc giảm cân nhờ phẫu thuật, chúng tôi đã bắt đầu hiểu cơ chế sinh lý học của việc giảm cân tốt hơn so với những kiến thức mà chúng ta đã từng hiểu", theo Sunil Bhoyrul, một bác sĩ phẫu thuật giảm cân, tại Olde Del Mar Surgical, ở La Jolla , California, Hoa Kỳ.

Kết quả của nghiên cứu là tiền để để khám phá ra cơ chế để khống chế trọng lượng của cơ thể, mà không đòi hỏi bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật.

Có vài loại phẫu thuật giảm cân khác nhau (còn gọi là phẫu thuật giảm béo), bao gồm: thắt dạ dày (thu nhỏ kích thước) và nối tắt dạ dày (thay đổi chuyển hóa và giảm hấp thu), nhưng tất cả đều liên quan đến việc làm cho dạ dày nhỏ hơn.

Bệnh nhân có thể mất đến trên 60% đến 80% trọng lượng dư thừa của cơ thể trong khoảng thời gian 1 đến 4 năm, sau khi phẫu thuật, và có nhiều thời gian hơn để kiểm soát trọng lượng cơ thể của họ, qua chế độ ăn kiêng, Bác sĩ Bhoyrul nói. Tuy nhiên, có đến 1/3 số bệnh nhân béo phì đã trải qua phẫu thuật giảm béo, bị béo phì trở lại, đạt trọng lượng trước khi phẫu thuật của họ sau 10 năm, Bhoyrul lưu ý.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy giảm cân sau khi phẫu thuật là rất khác về cơ bản so với giảm cân đạt được bằng chế độ ăn kiêng hợp lý.

Tác nhân then chốt trong sự khác biệt này là hormone ghrelin, vốn có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Khi chúng ta ăn kiêng, thì việc gia tăng nồng độ hormone ghrelin trong cơ thể, lại làm cho chúng ta cảm thấy đói bụng. Chúng ta có thể giảm cân, nhưng nồng độ hormone ghrelin vẫn ở mức cao, và chúng ta sẽ tiếp tục cảm thấy đói ngay cả sau khi ăn. Nồng độ hormone Ghrelin chỉ giảm xuống khi chúng ta lấy lại trọng lượng, theo Robin Blackstone, một bác sĩ phẫu thuật giảm béo tại Trung tâm giảm béo Scottsdale, ở Arizona, Hoa Kỳ.

"Nhiều người đang cố giảm cân, họ phải đấu tranh mãnh liệt với cảm giác thèm ăn, để giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng", theo Bác sĩ Miguel Burch nói, phó giám đốc phẫu thuật nói chung và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tại Trung tâm Y khoa Cedars-Sinai, ở Los Angeles, Hoa Kỳ.

Nhưng sau khi các bệnh nhân này được phẫu thuật dạ dày, nồng độ hormone Ghrelin trong cơ thể họ giảm xuống đáng kể, Burch nói.

"Họ bị mất nhiều trọng lượng hơn trước và ngay cả khi không có cảm giác đói, họ vẫn phải cố ăn thêm", Burch nói. Điều này giải thích là tại sao các bệnh nhân sau phẫu thuật giảm béo có thể khống chế được trọng lượng của họ, Burch nói thêm.

Nồng độ hormone Ghrelin trong cơ thể, có thể chỉ là đỉnh của tảng băng trôi về những thay đổi do hoóc môn gây ra. Có thể có nhiều kích thích tố khác, có khả năng gây ảnh hưởng giúp bệnh nhân giảm cân nhiều hơn, sau khi phẫu thuật giảm béo mà hiện tại chúng ta vẫn chưa biết rõ về điều đó, Burch cho biết.

Mối liên kết giữa bộ não và dạ dày: Kết quả của phương pháp điều trị bằng phẫu thuật để giảm béo cũng đã nhấn mạnh vai trò của bộ não trong việc khống chế cân nặng. Bộ não đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dạ dày và vòng eo của bạn.

"Trước đây, chúng tôi không nhận ra rằng bộ não đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiềm soát cân nặng", Bhoyrul nói. "Chúng tôi nghĩ chỉ đơn giản thì lý trí sẽ bảo mọi người ăn ít đi để giảm cân. Hoá ra bộ não còn xử lý nhiều vấn đề liên quan đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể", Bhoyrul nói.

Dùng thuốc chống béo phì thay phẫu thuật kiểm soát cân nặng?

Bộ não đóng vai trò là bộ điều chỉnh nhiệt độ, năng lượng của cơ thể. Não kiểm soát cách thức bạn sử dụng năng lượng, và quyết định khi để cất đi và sử dụng năng lượng. Có một cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa bộ ruột và não bộ diễn ra thông qua các kích thích tố, theo Bhoyrul.

Giải mã cuộc nói chuyện này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cách thức giảm cân tuyệt vời nhất, Bhoyrul nói.

Phát hiện gần đây nhấn mạnh rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu về mối quan hệ, kết nối giữa dạ dày và bộ não. Nồng độ hormone ghrelin không hề giảm, ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật dạ dày dải, chống béo phì, dù rằng họ không còn cảm thấy đói bụng. Bác sĩ Emma Patterson, một bác sĩ phẫu thuật giảm béo ở Portland, Oreon, Hoa Kỳ: có thể là do hormone ghrelin giao tiếp với bộ não theo cách khác nhau, sau khi phẫu thuật này xảy ra, Patterson nói.

Sẽ có loại thuốc điều trị bệnh béo phì với hiệu quả tương đương mà không cần phẫu thuật. "Nếu chúng ta có thể hiểu cơ chế hoạt động hiệu quả của cơ thể sau những ca phẫu thuật tốn kém... chúng ta có thể đặt bất cứ điều gì điều đó vào bên trong một viên thuốc", Patterson nói.

Một trong những mục tiêu có thể là tạo enzyme tham gia vào quá trình sản xuất hormone Ghrelin, Burch cho biết.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm cách phát triển một loại vắc-xin chống béo phì có tác dụng ngăn cản việc sản xuất hormone. Tuy nhiên, một số người lập luận rằng, bởi vì nhiều hormone có liên quan đến giảm cân, chỉ nhắm tới một mục tiêu thì không thể giúp giảm cân.

Hầu hết chúng tôi đều hoài nghi rằng: liệu việc "tắt công tắc của bộ máy sản xuất ra hormone ghrelin" có thể là câu trả lời phổ quát cho tất cả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News