Dược phẩm có nguồn gốc từ biển cả

Lần đầu tiên các nhà khoa học Nauy đã sản xuất được kháng sinh loại mới hoàn toàn từ các loại vi khuẩn sống dưới biển. 11 loài vi khuẩn sản xuất ra hợp chất tiêu diệt tế bào ung thư và 3 loại vi khuẩn khác sản xuất kháng sinh đã được các khoa học tại NTNU và SINTEF phát hiện ra.

Sự phối hợp giữa các nhóm nghiên cứu Matxcova và Đại học Bergen đã mang lại bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trước đây chưa bao giờ các nhà nghiên cứu Nauy tiến hành một chu trình toàn diện từ thu thập vi khuẩn trong các vịnh hẹp đển việc hoàn toàn sản xuất các loại hợp chất mới thú vị trong chai.

Đằng sau thành công của họ là một quá trình lâu dài và khó nhọc bao gồm việc sàng lọc, nuôi cấy, cách ly và thử nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn phải mất một khoảng thời gian nữa trước khi họ có thể chắc chắn rằng quá trình sẽ bước tiếp đến giai đoạn thương mại hóa và sản xuất dược phẩm.

Mạng lưới đang được hình thành

Các nhà nghiên cứu NTNU và SINTEF đã hy vọng suốt 5, 6 năm tìm kiếm các hợp chất mới lại được vi khuẩn sống dưới biển sản sinh ra. Quy mô rộng về chuyên môn của nhóm nghiên cứu này khiến nó trở nên độc nhất vô nhị, đồng thời gắn kết khả năng sinh lý học vào di truyền học, tiếp cận với các phòng thí nghiệm lên men và sàng lọc hiện đại.

Tốc độ của quá trình đã tăng lên trong vòng vài tháng trở lại đây kể từ khi có sự tham gia của nhóm nghiên cứu của giáo sư Stein Ove Døskeland thuộc Đại học Bergen. Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm các phần của vi khuẩn tại Nga.

99% không gây hứng thú

Rất nhiều loại vi khuẩn được được lấy lên từ vịnh hẹp Trondheim cũng có chức năng sản sinh kháng sinh, nhưng hầu hết trong số chúng đều đã được biết đến dó đó chúng không gây được hứng thú. Những hợp chất mới có khả năng được cấp bằng sáng chế mới là những cái gây hứng khởi nhất.

Giáo sư Sergey Zotchev thuộc đại học NTNU cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng với một phương pháp khác biệt chưa hề được biết đến các hợp chất có cấu trúc hóa học mới có thể có giá trị lớn trong việc chống lại căn bệnh ung thư chẳng hạn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần thêm nhiều cấu trúc đặc biệt. Không phải tất cả các cấu trúc đó đều có thể phát triển được thành thuốc, nhưng nếu chúng tôi thành công với chỉ một hoặc hai cấu trúc, chúng tôi cũng rất vui mừng”. 

Dược phẩm có nguồn gốc từ biển cả

(Ảnh: library.queensu.ca)

Mới đây một số loại vi khuẩn được chọn lựa làm trọng tâm nghiên cứu đã mang lại những phát hiện thú vị. Tại Bergen và Matxcova, 11 hợp chất chống ung thư đã được thử nghiệm chống lại bệnh bạch cầu, cũng như các bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ruột kết hoặc dạ dày.

Nhà khoa học thâm niên Håvard Sletta thuộc SINTEF cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng tế bào ung thư đã bị tiêu diệt trong khi các tế bào thường vẫn sống sót. Mỗi một loại hợp chất lại có tác động khác nhau đối với từng dạng tế bào ung thư khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa nhận diện được các hợp chất hoạt hóa trong số những hợp chất do vi khuẩn tạo ra”.

Vẫn còn rất nhiều việc phải làm

Những thí nghiệm tỉ mỉ trong phòng thí nghiệm cho phép các nhà khoa học nhận diện các cấu trúc hóa học của một trong số 3 chất có thể được sử dụng làm kháng sinh. Hiện họ đã biết được rằng chất này chống lại vi khuẩn kháng nhiều thứ thuốc. Cho đến cuối tháng 1, chất này đã được thử nghiệm trên động vật ở Matxcova. Nếu kểt quả mang tính tích cực thì con đường sẽ rộng mở đối với các ứng dụng được cấp bằng sáng chế.

Sergay Zotchev cho biết: “Nếu chất nói trên không có công dụng với động vật, điều tệ hại nhất xảy ra sẽ là nỗ lực của chúng tôi buộc phải dừng lại. Tuy nhiên trong nhiều trước hợp tất cả mọi thứ cần thiết để cho chúng tôi tiến xa hơn chính là biến đổi cấu trúc phân tử, nhưng công việc này cần phải nghiên cứu thêm. Chúng tôi có thể buộc phải dừng lại vì thiếu kinh phí”.

“Chúng ta cần phải nhớ rằng những loài vi khuẩn sống dưới biển có thể sản sinh ra kháng sinh nhằm đối phó với những đối thủ cạnh tranh tự nhiên của chúng chứ không phải để chống lại các bệnh nhiễm trùng trên cơ thể con người”.

Từ khóa liên quan:

dược phẩm

vi khuẩn

kháng sinh

bệnh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News