Dược thiện phòng chống bệnh do thiếu iốt

Để bổ sung iốt, hãy dùng hẹ 150 g, thịt ngao 100 g xào ăn hằng ngày. Trong 100 g thịt ngao khô có tới 240 microgam iốt. Thịt ngao giúp thanh nhiệt hóa đàm, thường dùng chữa phù thũng, vàng da, bướu cổ. Hẹ làm ấm tỳ vị, ôn thận bổ dương, lại hạn chế tính lạnh của thịt ngao.

Mặc dù chỉ là một vi chất có mặt trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, khoảng 0,00004% thể trọng (15-23 mg), iốt lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia tạo hoóc môn tuyến giáp để điều hòa sự phát triển của cơ thể. Thiếu iốt sẽ gây nên bệnh bướu cổ, làm chậm sự phát triển trí tuệ, chậm lớn, kém linh hoạt và giảm khả năng lao động. Để phòng chống tình trạng thiếu iốt và bệnh bướu cổ đơn thuần, việc cung cấp vi khoáng quan trọng này cho cơ thể qua nước uống, muối ăn và các thực phẩm là hết sức quan trọng.

Trong y học cổ truyền, tình trạng thiếu iốt và bệnh bướu cổ đơn thuần thuộc phạm vi các chứng “khí anh”, “anh bệnh”, “anh lựu”, tục gọi là “đại bột tử bệnh”. Để phòng chống các chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu bấm huyệt, người xưa còn sử dụng các món dược thiện đơn giản nhưng hiệu quả.

Hải đới 100 g, rửa sạch, nấu canh ăn hằng ngày. Hải đới (Laminaria japonica) là một loại tảo sống ở biển, được mệnh danh là “vua iốt” bởi lẽ trong 100 g hải đới có tới 24 mg iốt. Việc ăn loại rau này thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chống tình trạng thiếu iốt, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, duy trì công năng bình thường của tuyến giáp trạng. Theo dược học cổ truyền, hải đới vị ngọt, tính mát, có công dụng hóa đàm, lợi thủy thanh nhiệt, thường được dùng để chữa chứng “khí anh” (bướu cổ đơn thuần).

Sứa 50 g, thịt mẫu lệ 50 g, nấu ăn thường xuyên. Mẫu lệ còn gọi là hàu (ostre arivularis), là một loại thủy sản có chứa rất nhiều iốt và kẽm. Trong 100 g thịt mẫu lệ có 70-100 mg iốt và kẽm. Trong 100 g sứa khô có 132 microgam iốt. Nhiều nhà hàng đặc sản biển còn chế biến mẫu lệ và sứa dưới dạng nộm rất ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, “bụng yếu” thì không nên dùng.

Sò biển 50 g, tử thái (tảo tím) 50 g, hai thứ nấu canh ăn thường xuyên. Sò và tử thái đều là những thực phẩm giàu iốt, riêng tử thái là một trong những loại tảo chứa nhiều iốt nhất, ước tính trong 100 mg có 1,8 mg iốt. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tảo đỏ vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, thanh nhiệt lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tràng nhạc (lao hạch), khái suyễn, khí anh (bướu cổ đơn thuần)...

Hồng xanh 1.000 g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi đem nấu chín cô đặc, chế thêm mật ong với lượng bằng lượng nước hồng ép, tiếp tục cô cho đến khi thành dạng cao sền sệt là được, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống một thìa canh. Theo dược học cổ truyền, hồng vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận phế, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như suyễn, trĩ xuất huyết, anh lựu... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong 100 g hồng xanh có tới 49,7 mg iốt.

Hải tảo (Sargassum), hải đới, côn bố, tử thái, rau câu mỗi vị 15 g. Tất cả rửa sạch, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Côn bố, rau câu và hải tảo cũng đều là những loại tảo biển có chứa nhiều iốt. Theo dinh dưỡng học hiện đại, trong 100 g côn bố có tới 0,28 g iốt. Cách đây hơn 2.000 năm, y thư cổ Bản thảo kinh sơ đã viết: “Hải tảo chủ trị anh lựu”.

Tử thái, côn bố mỗi vị 15 g; hạ khô thảo, hoàng cầm mỗi vị 9 g. Tất cả rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ngoài ra, để phòng chống tình trạng thiếu iốt, còn có thể sử dụng các loại thực phẩm biển khác như hải sâm, tôm biển, cá ngần, cá chim, mực, cá bạc... Ở những vùng có nguy cơ thiếu iốt hoặc người đang trong giai cần nhiều iốt như phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, thiếu nữ giai đoạn dậy thì... nên dùng nhiều các món dược thiện này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News