Đười ươi, khỉ đột có thể hành động theo lý trí tốt hơn con người
Con người không phải loài động vật duy nhất có thể đưa ra những quyết định an toàn dựa trên lý trí.
Khả năng tự học hỏi và tư duy của các loài động vật luôn khiến chúng ta bất ngờ. Ắt hẳn, bạn chưa quên được hình ảnh những chú vẹt biết cạy thùng rác để kiếm ăn, hay những con ong mở nắp chai nhựa một cách không mấy khó khăn.
Khả năng tự học hỏi và tư duy của các loài động vật luôn khiến chúng ta bất ngờ.
Tuy nhiên, việc tư duy để hành động theo lý trí lại được xem là một bài toán khó, mà ít loài động vật có thể vượt qua. Song, điều này không khiến các nhà khoa học nản lòng trong nỗ lực đi tìm câu trả lời.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ đa quốc gia, đã công bố kết quả bất ngờ sau khi tiến hành thử nghiệm trên đười ươi và khỉ đột bị nhốt tại vườn thú Basel, Thụy Sĩ.
Thí nghiệm bao gồm việc lựa chọn 2 chiếc cốc úp ngược, với bên trong hoặc là phần thưởng, hoặc là không có gì cả.
Để làm quen với bài tập này, con vật phải hiểu được rằng phần thưởng an toàn luôn được đặt trong chiếc cốc an toàn, trong khi phần thưởng rủi ro có thể được đưa ra trong chiếc cốc rủi ro. Nói cách khác, chúng phải làm quen với các phép tính dựa trên phản hồi, xác suất và chọn lọc.
Sau khi tiến hành thử nghiệm, nhóm phát hiện ra rằng đười ươi và khỉ đột hoàn toàn có thể hành động theo lý trí thông qua việc đưa ra quyết định dựa trên những gì chúng có thể đạt được và khả năng chúng có phần thưởng cao như thế nào.
Các con vật thậm chí dám liều lĩnh để lựa chọn những phương án rủi ro hơn khi phần thưởng tiềm năng tăng lên.
Kết quả từ nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học thích thú. Họ cho rằng những nghiên cứu như vậy cần được tiếp tục để giải thích về những ẩn số trong nhận thức của các loài động vật khi chúng ta dạy chúng tư duy.
Con người không phải loài động vật duy nhất có thể đưa ra những quyết định an toàn dựa trên lý trí (Ảnh: Getty).
Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng nhiều khảo sát dựa trên hành vi của con người cho thấy những quyết định mà chúng ta đưa ra thường tỏ ra phi lý, hay nói cách khác là không nhằm mục đích tối đa hóa tiện ích.
Thí dụ, con người có thể sẵn sàng từ bỏ các lựa chọn mà đáng lẽ sẽ có lợi để khám phá các lựa chọn thay thế - dù không chắc chắn, hay thậm chí có nguy cơ nhận được ít lợi thế hơn.
Hành vi mang tính "khám phá" này được lý giải là nhằm mục đích đánh giá các tiện ích của tất cả các tùy chọn, để từ đó đưa ra những quyết định có chiều sâu hơn.
Đối với những loài động vật như đười ươi hay khỉ đột, chúng sẽ tư duy hoàn toàn ngược lại, theo cách làm sao để nhận được phần thưởng cao nhất. Nói cách khác, chúng thậm chí có thể tư duy và hành động theo lý trí tốt hơn cả con người.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã
Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
