Ecuador phát hiện đàn con mới nở của kỳ nhông hồng cực quý hiếm

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy dấu hiệu của sự sinh sản và phát triển của kỳ nhông hồng Nam Mỹ kể từ khi loài này được phát hiện cách đây vài thập niên và có nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà khoa học đã phát hiện một đàn con mới nở của kỳ nhông hồng Nam Mỹ, loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng có nguồn gốc từ đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos của Ecuador.

Ecuador phát hiện đàn con mới nở của kỳ nhông hồng cực quý hiếm
Kỳ nhông hồng Nam Mỹ. (Nguồn: NBC News).

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy dấu hiệu của sự sinh sản và phát triển của kỳ nhông hồng Nam Mỹ kể từ khi loài này được phát hiện cách đây vài thập niên.

Kỳ nhông hồng Nam Mỹ có nguồn gốc ở sườn núi lửa Wolf trên đảo Isabela. Ước tính loài này hiện chỉ còn vài trăm con trong tự nhiên.

Trong thông báo ngày 20/12, Giám đốc Công viên quốc gia Galapagos, ông Danny Rueda, cho rằng việc phát hiện đàn con mới nở của kỳ nhông hồng Nam Mỹ đánh dấu một bước tiến quan trọng, mở đường cho nỗ lực bảo tồn loài này.

Kỳ nhông hồng Nam Mỹ khi trưởng thành có thể dài tới 47cm. Lực lượng kiểm lâm tại Công viên quốc gia Galapagos lần đầu tiên phát hiện loài này vào năm 1986.

Sau nhiều thập niên nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng kỳ nhông hồng là một loài riêng biệt với những loài khác trên đảo.

Công viên quốc gia Galapagos cho biết quần thể kỳ nhông hồng Nam Mỹ đang bị đe dọa giảm số lượng do các loài xâm hại trên đảo, đặc biệt là loài gặm nhấm.

Quần đảo Galapagos, với sự đa dạng sinh học phong phú và hệ động vật hoang dã độc đáo, đã truyền cảm hứng cho thuyết tiến hóa của nhà khoa học người Anh Charles Darwin.

Đây là nơi sinh sống của một số loài động vật không thể tìm thấy ở bất cứ đâu khác trên thế giới như rùa khổng lồ, chim cốc không biết bay và một số loài kỳ nhông, trong đó có kỳ nhông hồng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu phát hiện cá heo có thể mắc Alzheimer như người

Lần đầu phát hiện cá heo có thể mắc Alzheimer như người

Giới nghiên cứu cho biết 3 cá thể cá heo mắc cạn ở Scotland có bộ não mang dấu hiệu điển hình của bệnh Alzheimer ở người.

Đăng ngày: 22/12/2022
Đây là lý do vì sao rắn độc bị đứt đầu vẫn có thể cắn chết người

Đây là lý do vì sao rắn độc bị đứt đầu vẫn có thể cắn chết người

Đoạn clip ghi lại phản xạ đáng sợ của một con rắn đuôi chuông cực độc sau khi bị chặt đứt đầu khiến nhiều người chứng kiến phải rùng mình.

Đăng ngày: 21/12/2022
Top 10 cách khó tin mà động vật áp dụng để sống sót trong môi trường nguy hiểm

Top 10 cách khó tin mà động vật áp dụng để sống sót trong môi trường nguy hiểm

Thế giới tự nhiên đầy rẫy sự cạnh tranh cùng khí hậu khắc nghiệt, và để tồn tại nhiều loài động vật đã phải thích nghi theo những cách đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 21/12/2022
Trung Quốc dựng hơn 5.000 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn

Trung Quốc dựng hơn 5.000 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn

Tổng cộng 5.018 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn đã được lắp đặt tại vườn quốc gia Tam Giang Nguyên trên cao nguyên Thanh Hải từ năm 2016.

Đăng ngày: 20/12/2022
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 20/12/2022
10% loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI

10% loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI

Biến đổi khí hậu sẽ kích hoạt cái gọi là đồng tuyệt chủng khi cái chết của loài này dẫn đến cái chết của loài khác.

Đăng ngày: 19/12/2022
Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm

Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm "mất tích"

Một đoàn thám hiểm đến Papua New Guinea đã chụp được những bức ảnh và video đầu tiên về chim bồ câu gáy đen sau 140 " mất tích".

Đăng ngày: 17/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News