Trung Quốc dựng hơn 5.000 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn
Tổng cộng 5.018 tổ nhân tạo cho chim săn mồi lớn đã được lắp đặt tại vườn quốc gia Tam Giang Nguyên trên cao nguyên Thanh Hải từ năm 2016.
Dữ liệu ghi nhận hôm 19/12 cho thấy các cơ sở nhân tạo này đã thu hút 2.300 con chim làm tổ với số lượng đại bàng vàng, chim ưng vùng cao, chim cắt Saker và các loài chim săn mồi khác đã tăng lên rõ rệt.
Những loài chim săn mồi lớn thích sống trên cao để săn mồi và tháp điện đã trở thành lựa chọn đầu tiên của chúng. Điều này không chỉ nguy hiểm đối với động vật mà còn có thể làm hỏng các đường dây truyền tải điện.
Chim săn mồi thường chọn địa điểm làm tổ ở những nơi cao hơn xung quanh như cột điện. (Ảnh: CNS)
Để giải quyết vấn đề này, Tập đoàn Lưới điện Trung Quốc đã quyết định chia sẻ tháp điện với những loài chim săn mồi ở vườn quốc gia Tam Giang Nguyên. Họ dựng các tổ chim nhân tạo an toàn trên đỉnh tháp và lắp đặt các giá hạ cánh độc lập cho đại bàng. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện chuyển đổi kỹ thuật tháp điện ở những khu vực chim săn mồi lớn thường xuyên qua lại để tránh bị điện giật.
Dữ liệu quan sát cho thấy mỗi tổ nhân tạo có thể làm giảm 52 con thỏ Pika, loài gặm nhấm sống trên đồng cỏ xung quanh nơi sinh sống của các loài chim săn mồi, trong thời kỳ sinh sản của chúng.
Tổ nhân tạo có thể ức chế quần thể pika, do đó làm giảm thiệt hại đối với thảm thực vật và đất đồng cỏ, đồng thời duy trì sự cân bằng sinh thái ở khu vực Tam Giang Nguyên.
Nhân viên của Tập đoàn Lưới điện Trung Quốc kiểm tra tình hình của một tổ chim nhân tạo ở vườn quốc gia Tam Giang Nguyên. (Ảnh: CNS)
Nằm trong vùng nội địa của cao nguyên Thanh Tạng, vườn quốc gia Tam Giang Nguyên là một điểm nóng đa dạng sinh học quan trọng ở các khu vực có độ cao lớn trên thế giới. Nó được liệt kê là một trong 25 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.
Được mệnh danh là "thiên đường của các loài chim", Tam Giang Nguyên hiện là nơi sinh sống của hơn 300 loài chim quý hiếm như ngỗng đầu sọc và 20 loại chim ăn thịt lớn như đại bàng vàng, chim ưng.

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái
Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

10% loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI
Biến đổi khí hậu sẽ kích hoạt cái gọi là đồng tuyệt chủng khi cái chết của loài này dẫn đến cái chết của loài khác.

Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm "mất tích"
Một đoàn thám hiểm đến Papua New Guinea đã chụp được những bức ảnh và video đầu tiên về chim bồ câu gáy đen sau 140 " mất tích".

Hạn hán đang hủy diệt động vật hoang dã
Hạn hán nghiêm trọng ở châu Phi đang tàn phá môi trường sống không chỉ của con người mà còn của động vật hoang dã.

Đười ươi, khỉ đột có thể hành động theo lý trí tốt hơn con người
Con người không phải loài động vật duy nhất có thể đưa ra những quyết định an toàn dựa trên lý trí.

Voi có mặt kịp thời giải cứu sư tử bị thương trước bầy linh cẩu háu đói
Sự có mặt kịp thời của con voi để xua đuổi bầy linh cẩu trước khi chúng tấn công con sư tử bị thương, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh một người lính canh xuất hiện để bảo vệ vị vua.
