El Niño sẽ khiến cộng đồng vi khuẩn "di cư" xuyên lục địa
Trong thời kỳ tiền sử, những sự kiện khí hậu lớn xảy ra kèm theo đó là sự hình thành của những cây "cầu lục địa" (land bridge), giúp thực vật, động vật cũng như con người di chuyển đến các châu lục mới.
Một nghiên cứu gần đây cho rằng các sự kiện thời tiết đang diễn ra hiện nay như El Niño, sẽ mở ra những cây cầu như vậy, cho phép vi khuẩn thực hiện một cuộc "di cư" xuyên lục địa. Qua quá trình làm việc với Viện Y tế Quốc gia (INS) ở Peru, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nhìn vào lịch sử di truyền của các mầm bệnh mới nổi lên ở châu Mỹ Latinh trong vài thập kỷ qua. Kết quả là họ tìm thấy mối tương quan kỳ lạ giữa mầm bệnh này, với tác nhân gây bệnh đã được đã được hình thành ở châu Á từ trước.
Nguyên nhân cho hiện tượng này có thể xuất phát từ con người hoặc gia súc, đã vô tình mang các mầm bệnh xuyên qua đại dương bằng thuyền.
Nguyên nhân cho hiện tượng này có thể xuất phát từ con người hoặc gia súc, đã vô tình mang các mầm bệnh xuyên qua đại dương bằng thuyền. Nhưng dựa vào thời gian, các nhà nghiên cứu tin rằng vấn đề có thể là hậu quả chưa biết do tác động của El Niño. Khi xem xét các tác nhân gây bệnh, nhóm nhà nghiên cứu đã nhìn thấy khuẩn phẩy (vibrios) - loại vi khuẩn nổi có mặt trong nước biển. Không phải tất cả các vi khuẩn này đều có hại, nhưng khoảng một chục trong số chúng gây ra các căn bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tả và những bệnh mắc phải khi ăn hải sản chưa được nấu chín.
Một đợt dịch tả đã bùng phát khủng khiếp vào năm 1990 và giết chết 13.000 người tại Peru. Năm 1997 và 2010, có hai dịch bùng phát mà nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển), vi khuẩn gây bệnh cho các loài hải sản như tôm, cua, sò,... Điều đặc biệt là sự bùng nổ này lại diễn ra cùng lúc với hiện tượng thời tiết El Niño. Vi khuẩn bản thân nó không có khả năng di chuyển hiệu quả, tuy nhiên, chúng bao giờ cũng liên kết chặt chẽ với các động vật phù du.
El Niño được cho là đã thúc đẩy sự phát triển của Yersinia pestis, loại vi khuẩn đóng vai trò tác nhân gây ra bệnh dịch hạch. (Ảnh: Pbs.org).
Động vật phù du được biết đến như những "tay đua" vô địch, đặc biệt nếu có thứ gì đó thúc đẩy chúng. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính sự kiện El Niño đã cung cấp cho động vật phù du động lực này. Trong khi chúng ta đang tập trung đối phó với các vấn đề thời tiết, những cầu nối vô hình trong nước có thể đã được mở ra giữa các lục địa, cho phép tất cả các loài vi sinh vật sống di chuyển đến những bờ biển khác.
Điều này đồng nghĩa với việc El Niño không đơn thuần chỉ là yếu tố đáng được lưu tâm bởi các dịch vụ cứu hộ hoặc cứu trợ thiên tai ven biển. Phát hiện mới sẽ khiến các dịch vụ y tế quốc gia cần nhanh chóng chuẩn đối phó với các mầm bệnh, khi chúng phát động "tấn công" vào các vùng đất mới.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
