Endeavour cất cánh sau nhiều lần hoãn

Sau hơn một tháng trì hoãn, tàu con thoi Endeavour của Mỹ được phóng tối qua cùng 7 nhà du hành vũ trụ. Tàu có sứ mệnh đưa các bộ phận phòng thí nghiệm vũ trụ của Nhật lên lắp ghép với Trạm không gian quốc tế (ISS).

Endeavour cất cánh vào 18h hôm qua (theo giờ địa phương) từ bệ phóng 39A tại Trung tâm vũ trụ Kennedy (nằm trên mũi Cananveral, bang Florida). Đây cũng là bệ phóng tàu Apollo 11 cất cánh để đưa 3 nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng 40 năm trước. Tàu Endeavour sẽ tới trạm ISS vào chiều thứ sáu tới. Đây sẽ là lần đầu tiên trạm không gian này cùng lúc có tới 13 người (kỷ lục trước đây là 10 người).

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) định phóng tàu Endeavour từ giữa tháng 6, song họ phải hoãn tới 5 lần do các sự cố rò rỉ khí hydro và thời tiết xấu. Tới hôm qua mọi yếu tố mới thuận lợi cho phép nhóm phi hành gia lên tàu để thực hiện cuộc hành trình kéo dài 16 ngày. Những người tới xem chỉ nhìn thấy con tàu trong 3 phút trước khi nó biến mất sau những đám mây mỏng. 

Tàu Endeavour cất cánh hôm qua sau 5 lần trì hoãn. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, các nhà quản lý của NASA có lý do để lo lắng khi họ xem đoạn video phóng tàu. Nhiều mảnh gốm cách nhiệt của thùng nhiên liệu ngoài bật ra trong lúc tàu rời bệ phóng. Bill Gerstenmaier, giám đốc các chương trình của NASA, cho biết, 2 hoặc 3 mảnh gốm cách nhiệt đã va vào tàu con thoi. Nhưng ông cho rằng chúng sẽ không gây nên vấn đề nghiêm trọng.

Trước đó, tàu con thoi Columbia của Mỹ từng nổ tung trong lúc quay về trái đất do một lỗ hổng trên cánh. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy lỗ hổng này hình thành sau khi một số mảnh gốm cách nhiệt rơi trong lúc tàu cất cánh.

Các kỹ sư đang xem lại đoạn video phóng tàu Endeavour hôm qua. Đây là thủ tục bắt buộc kể từ sau thảm họa của tàu Columbia vào năm 2003. Gerstenmaier cho biết, các chuyên gia kỹ thuật đã phóng to hình ảnh các bộ phận của Endeavour trước khi nó tới Trạm không gian quốc tế để xem có vấn đề nghiêm trọng nào hay không.

Endeavour sẽ kết nối với ISS trong gần hai tuần để các nhà du hành lắp ghép tổ hợp thứ ba của phòng thí nghiệm vũ trụ khổng lồ Kibo do Nhật Bản chế tạo. Hai phần trước của nó đã được đưa lên vào năm ngoái. Các phi hành gia sẽ thực hiện 5 chuyến đi bộ ngoài không gian để thực hiện công việc này. 

Từ khóa liên quan:

Endeavour

ISS

Kennedy

NASA

Bill Gerstenmaier

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News