Ghép thành công gan người cỡ nhỏ cho chuột

Sử dụng tế bào da người, các nhà nghiên cứu ở Trường Y Đại học Pittsburgh tạo ra những lá gan cỡ nhỏ đầy đủ chức năng để cấy ghép cho chuột.Ghép thành công gan người cỡ nhỏ cho chuột

Ghép thành công gan người cỡ nhỏ cho chuột
Một trong những con chuột được cấy ghép lá gan cỡ nhỏ. (Ảnh: Sci Tech Daily). 

Trong thí nghiệm, cơ quan nội tạng nhân tạo tồn tại 4 ngày bên trong cơ thể vật chủ. Những lá gan cỡ nhỏ tiết ra mật và ure như gan bình thường, chỉ khác ở chỗ chúng được tạo ra trong phòng thí nghiệm sử dụng tế bào của tình nguyện viên. Dù quá trình hoàn thiện chức năng của gan cần tới hai năm trong môi trường tự nhiên, nhóm của Soto-Gutierrez chỉ mất chưa đầy một tháng để cho ra đời lá gan cỡ nhỏ có thể hoạt động. Kết quả thí nghiệm được công bố hôm 2/6 trên tạp chí Cell Reports bởi Alejandro Soto-Gutierrez, tiến sĩ, phó giáo sư bệnh học ở Đại học Pittsburgh tại bang Pennsylvania và cộng sự.

Các nhà nghiên cứu tạo ra lá gan cỡ nhỏ bằng cách tái chỉnh sửa tế bào da của con người thành tế bào gốc, thúc đẩy những tế bào gốc đó phát triển thành nhiều loại tế bào gan. Sau đó, họ loại bỏ tế bào ở gan chuột và thay thế bằng tế bào gan người.

Trong thử nghiệm cuối cùng, họ cấy ghép lá gan cỡ nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm vào 5 con chuột được nhân giống để chống lại sự đào thải nội tạng. 4 ngày sau khi cấy ghép, họ kiểm tra lá gan cấy ghép. Ở mọi trường hợp, vấn đề mạch máu xuất hiện ở bên trong và xung quanh chỗ cấy ghép, nhưng lá gan cỡ nhỏ hoạt động tốt. Những con chuột có protein gan người trong huyết thanh của chúng.

Soto-Gutierrez cho rằng nghiên cứu này không chỉ là một bước tiến trên con đường nuôi cấy nội tạng trong phòng thí nghiệm mà còn là một công cụ hữu ích. "Mục tiêu dài hạn là tạo ra nội tạng có thể thay thế nguồn hiến tặng, nhưng trong tương lai gần, tôi coi phương pháp này như một bước đệm đối với cấy ghép", Soto-Gutierrez nói. Nhưng ông nhấn mạnh vẫn có những thách thức cần vượt qua bao gồm vấn đề an toàn và khả năng tồn tại lâu dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Virus tận thế” đến từ thịt gà công nghiệp có thể làm “bay màu” một nửa dân số thế giới

“Virus tận thế” đến từ thịt gà công nghiệp có thể làm “bay màu” một nửa dân số thế giới

Một nhà khoa học nổi tiếng đang cảnh báo con người rằng, nếu không thay đổi thì chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một đại dịch nữa, còn chết chóc hơn cả COVID-19, khi "virus tận thế" xuất hiện.

Đăng ngày: 03/06/2020
Đường có thể tạm thời “đánh bại” hệ thống miễn dịch của bạn như thế nào?

Đường có thể tạm thời “đánh bại” hệ thống miễn dịch của bạn như thế nào?

Bạn sẽ có thêm lý do để từ bỏ thói quen ăn uống có hại của mình.

Đăng ngày: 02/06/2020
5 điều cần lưu ý khi sử dụng quạt mùa hè

5 điều cần lưu ý khi sử dụng quạt mùa hè

Mùa hè nóng bức chắc chắn quạt là những vật dụng không thể thiếu. tuy nhiên, nếu bạn quạt thổi trực tiếp vào một số vị trí, đặc biệt là con gái, có thể gặp phải những hậu quả về thể chất rất nghiêm trọng.

Đăng ngày: 02/06/2020
Thiến hóa học là gì?

Thiến hóa học là gì?

Thiến hóa học là cách thiến thông qua thuốc ức chế tình dục để giảm ham muốn với đối tượng phạm tội tình dục, đặc biệt lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng không loại bỏ các cơ quan.

Đăng ngày: 01/06/2020
Bệnh Than quay trở lại, những ai cần cảnh giác kẻo dễ nhiễm trùng máu, tử vong?

Bệnh Than quay trở lại, những ai cần cảnh giác kẻo dễ nhiễm trùng máu, tử vong?

BV Việt Đức tiếp nhận một số ca được chẩn đoán mắc bệnh hậu bối (bệnh Than). Các bệnh nhân có đặc điểm chung là bệnh lý nền (tiểu đường) với tổn thương điển hình là một vùng viêm tấy đỏ, đau nằm vùng gáy, lưng...

Đăng ngày: 01/06/2020
Tập thể dục có thể giúp cai nghiện cà phê

Tập thể dục có thể giúp cai nghiện cà phê

Để giữ tỉnh táo, nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê. Tại Canada, cà phê là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai, chỉ nước lọc.

Đăng ngày: 01/06/2020
Tìm ra vị trí stress

Tìm ra vị trí stress "trú ẩn" trong bộ não

Trong thời đại của chúng ta, việc rơi vào các cảm xúc tiêu cực hay trạng thái stress (ức chế, căng thẳng) là điều tương đối phổ biến trong cuộc sống.

Đăng ngày: 30/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News