Giả thuyết về quá khứ, hiện tại, tương lai cùng tồn tại trong vũ trụ
Giả thuyết của Bradford lại cho rằng, thời gian là một chiều có thể tiến và lùi. Giả thuyết này dẫn tới việc vũ trụ của chúng ta có 4 chiều không thời gian.
>>> Cơ hội nào cho con người khi không thể sống trên Trái đất?
Bạn có còn nhớ vùng không-thời gian 4 chiều trong bộ phim Interstellar, khi mà nhân vật Cooper sử dụng nó để gửi những tín hiệu cho con gái mình ở một chiều không gian và thời gian hoàn toàn khác. Đây không phải ý tưởng nảy sinh từ các đạo diễn hay nhà viết kịch bản, mà đó là một giả thuyết đã được các nhà khoa học đặt ra và nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Trong cuốn sách “Objective Becoming” của Tiến sĩ Bradford Skow tại viện Công nghệ Massachusetts, ông cho rằng thời gian không chỉ là một mũi tên hướng về phía trước, mà trong vũ trụ thời gian dàn trải ra theo các hướng tương tự như không gian vậy.
Thời gian vẫn còn ẩn chứa những điều bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể lý giải.
Nếu tưởng tượng một cách đơn giản thì vũ trụ của chúng ta ở thời điểm hiện tại đang ở vị trí dấu mốc 0, nếu chúng ta nhìn về phía trước sẽ thấy một vũ trụ tương tự nhưng ở thời điểm 0 + 1 và nếu nhìn về phía sau sẽ thấy một vũ trụ ở thời điểm 0 – 1. Do đó cùng với 3 chiều không gian chúng ta sẽ có một hệ 4 chiều.
Tiến sĩ Bradford ủng hộ một lý thuyết gọi là "Khối vũ trụ", trong đó cho rằng quá khứ, hiện tại và tương lai là cùng tồn tại. Cũng có nghĩa là giả thuyết thời gian là một mũi tên hướng về phía trước không hoàn toàn đúng. Mà giờ đây thời gian là một chuỗi các sự kiện tạm thời, mà chúng ta là một trong chuỗi đó.
Tiến sĩ Bradford Skow là tác giả cuốn sách Objective Becoming, người đưa ra khái niệm Khối vũ trụ.
Cũng có nghĩa rằng những sự kiện chúng ta đã từng trải qua trong quá khứ không hề mất đi, mà nó vẫn tiếp tục diễn ra theo cách chuyển đổi giữa các sự kiện tạm thời. Trong khi đó, chúng ta cũng chỉ là một quá khứ nào đó của sự kiện tạm thời trong tương lai.
Mặc dù thừa nhận sự tồn tại của quá khứ và tương lai cùng lúc, nhưng tiến sĩ Bradford cũng thừa nhận rằng không thể di chuyển giữa các sự kiện tạm thời này. Có nghĩa là chúng ta không thể du hành thời gian về quá khứ hay tương lai.
Lý thuyết của ông cũng được công nhận bởi nhiều nhà khoa học khác như Tiến sĩ Tim Koslowski của Đại học New Brunswick và Tiến sĩ Flavio Mercati của Viện Vật lý lý thuyết Perimeter, tại Canada. Nghiên cứu của họ nhằm tìm ra những thiếu sót của giả thuyết “mũi tên thời gian”, mà trong đó thời gian chỉ trôi qua một lần về phía trước.
Và trên thực tế thì giả thuyết của Bradford lại góp phần giải thích nhiều vấn đề còn vướng mắc của giới khoa học về hệ quy chiếu thời gian. Nếu như vũ trụ của chúng ta là một hệ 4 chiều, nó có thể giải thích sự hình thành của vũ trụ và có cơ sợ hơn để vụ nổ Big Bang là thật.
Vụ nổ Big bang tạo ra vũ trụ ngày nay chỉ có thể xảy ra nếu vũ trụ của chúng ta là một không-thời gian 4 chiều.
Tóm lại, lý thuyết trước đây cho rằng vũ trụ của chúng là chỉ có không gian 3 chiều, trong khi đó thời gian luôn hướng thẳng về phía trước và không được coi là một chiều. Các sự kiện trong quá khứ là đã biến mất trong khi các sự kiện trong tương lai là chưa xảy ra.
Trong khi đó giả thuyết của Bradford lại cho rằng thời gian là một chiều có thể tiến và lùi. Trên chiều thời gian đó là các sự kiện tạm thời mà chúng ta đang ở tại một trong những sự kiện đó. Phía trước là tương lai và phía sau là quá khứ, tất cả đều đang diễn ra và tồn tại cùng nhau. Vấn đề là chúng ta không thể du hành tới các sự kiện tạm thời khác. Giả thuyết này dẫn tới việc vũ trụ của chúng ta có 4 chiều không thời gian, mà nhờ đó có cơ sở để vụ nổ Big Bang là sự thật.
Tuy nhiên vì không thể đến được các vùng sự kiện tạm thời khác, nên chúng ta không thể có được bằng chứng để chứng minh giả thuyết này là đúng. Cho đến nay tất cả các lý thuyết về thời gian cũng như sự hình thành vũ trụ mới chỉ là các giả thuyết mà chưa có một bằng chứng cụ thể nào. Có lẽ những bí ẩn này vẫn nằm ngoài tầm hiểu biết của con người hiện tại.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công
Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.
