Giải mã bí ẩn của người da xanh
Một dòng họ ở bang Kentucky của Mỹ có làn da khác thường, màu xanh dương. Màu da của họ là đề tài của những câu chuyện bí ẩn nhiều năm khiến các nhà khoa học đi tìm lời giải đáp.
Trong những năm đầu thế kỷ 19, chàng thanh niên mồ côi Martin Fugate, một người gốc Pháp, tới Mỹ lập nghiệp. Anh định cư trong một ngôi nhà bên bờ sông Troublesome ở phía đông bang Kentucky rồi kết hôn với Elizabeth Smith, một phụ nữ Mỹ có mái tóc hung đỏ và nước da xanh xám.
Sự kết hợp của họ về mặt sinh sản tạo nên một đột biến gene liên quan đến màu da. Hai người sinh 7 con, trong đó 4 đứa có làn da màu xanh dương. Khi trưởng thành những người con của họ kết hôn với những người của một gia đình hàng xóm. Do hai gia đình sống ở một nơi quá hẻo lánh, những thế hệ sau của họ lại tiếp tục lấy lẫn nhau. Kết quả là những đứa trẻ da xanh tiếp tục ra đời.
Làn da đặc biệt của một người mắc bệnh Met-H.
Làn da xanh của dòng họ Fugate chỉ bắt đầu được dư luận chú ý vào năm 1958, khi Luke Combs, một hậu duệ của Martin Fugate, đưa vợ tới chữa bệnh ở bệnh viện Đại học Kentucky. Ngay khi thấy Luke, các bác sĩ cảm thấy ngạc nhiên vì da của anh có màu xanh. Ngoài màu da kỳ lạ, Luke không đối mặt với bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.
Vào năm 1980, một số nhà khoa học nảy ra ý tưởng cho một số hậu duệ của Martin Fugate uống dung dịch có màu xanh dương. Sau khi uống dung dịch da của họ trở nên bình thường như mọi người. Các nhà khoa học thời đó giải thích rằng dung dịch màu xanh dương khiến máu chuyển sang màu đỏ, nhờ đó làn da có sắc trắng hồng. Do dung dịch phát tán trong máu, tác dụng của nó chỉ kéo dài vài ngày. Vì thế những người da xanh phải uống dung dịch thường xuyên để duy trì làn da bình thường, tờ Tri-City Herald của Mỹ mới đây cho biết.
Ngày nay giới y khoa xác định dòng họ Fugate mắc bệnh methaemoglobinaemia (viết tắt là met-H). Căn bệnh này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Do đó máu của người mắc bệnh có màu sẫm hơn so với máu của người bình thường. Bệnh phát sinh bởi một gene lặn, song do Martin Fugate và Elizabeth Smith cùng mang gene lặn nên xác suất kết hợp với nhau của chúng trở nên lớn. Hậu duệ của Martin và gia đình hàng xóm lấy lẫn nhau qua nhiều thế hệ (hôn nhân cận huyết) nên các gene lặn kết hợp với nhau nhiều hơn và tính trạng của chúng, tức là da xanh, thể hiện thường xuyên hơn.
Dân số ở phía đông bang Kentucky tăng dần theo thời gian nên về sau hậu duệ của Martin Fugate có cơ hội kết hôn với những người khác trong cộng đồng, chứ không phải lấy họ hàng nữa. Vì thế tần suất biểu hiện của những gene lặn gây chứng da xanh giảm dần và những đứa trẻ da xanh ngày càng trở nên hiếm. Tất nhiên, các gene gây chứng da xanh không biến mất hoàn toàn, chúng vẫn lẩn trốn trong cơ thể vài người và rình rập cơ hội.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
