Giải mã bí ẩn mang tên cá heo hồng

Để bảo vệ cá heo hồng, loài cá heo sông lớn nhất thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực để giải mã bí ẩn về cuộc sống, về môi trường sống của chúng trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và con người.

Những ngư dân từng bắt cá heo sông hồng quý hiếm (hay còn gọi là cá heo Boto, cá heo rừng Amazon) đang làm việc với các nhà nghiên cứu trong rừng rậm Amazon của Bolivia trong một nỗ lực công nghệ cao để đảm bảo sự tồn tại của loài vật này và hiểu rõ hơn nhu cầu của chúng.

Giải mã bí ẩn mang tên cá heo hồng
 Công nghệ vệ tinh cho phép các ngư dân và nhà khoa học theo dõi được hành trình, thói que sống của cá heo sông hồng.

Các nhà khoa học thuộc nhóm môi trường toàn cầu WWF và tổ chức phi chính phủ Bolivia Faunagua gần đây đã gắn thẻ bốn con cá heo nước ngọt ở sông Ichilo bằng công nghệ vệ tinh cho phép ngư dân sử dụng ứng dụng điện thoại di động để báo cáo vị trí của chúng.

Paul Van Damme, ở Faunagua, cho biết: “Họ (những ngư dân) đã săn bắt cá heo để sử dụng với những mục đích khác nhau. Hiện giờ, chúng tôi đang nâng cao nhận thức của họ và biến họ thành những người đồng hành với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về loài cá heo sông hồng này".

Giải mã bí ẩn mang tên cá heo hồng
 Những thông tin về thói quen, thức ăn và di cư của cá heo hồng sẽ được sử dụng để bảo vệ loài vật này.

Theo WWF, bất chấp tình trạng mang tính biểu tượng của cá heo sông, rất ít thông tin về quần thể và môi trường sống của chúng. Những ngư dân vẫn thường xuyên qua sông sẽ cung cấp thông tin cho các nhà khoa học về việc cá heo ăn gì, di cư bao xa và những manh mối về các đe dọa mà chúng phải đối mặt.

Lila Sainz, người đứng đầu WWF của Bolivia, họ đã mang đến cho những người đánh cá một cái nhìn mới về loài vật vốn là đối tượng săn bắt của họ trong suốt nhiều năm qua.

Sainz nói: Mọi thứ ảnh hưởng đến cá heo đều sẽ ảnh hưởng đến con người – đối tượng cũng sử dụng những nguồn tài nguyên đó. Vì vậy, nếu cá heo sống tốt cũng chứng tỏ môi trường sống của con người đang tốt".

Giải mã bí ẩn mang tên cá heo hồng
 Cá heo sông hồng (cá heo rừng Amazon, cá heo Boto) là loài cá heo nước ngọt lớn nhất thế giới và hiếm gặp.

Rừng nhiệt đới Amazon rộng lớn của Bolivia là môi trường sống quan trọng của nhiều loài, từ cá heo đến chim chóc và báo đốm Mỹ, những loài có sự tồn tại đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng, đập nước, cháy rừng và sự phát triển.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được trăn siêu

Bắt được trăn siêu "khủng" nặng 120kg phải 9 người ôm mới nhấc nổi: Đây là loài trăn gì?

Đây là loài trăn gì mà có kích thước ấn tượng như vậy?

Đăng ngày: 26/09/2021
Cảnh con cá nhảy lên bờ

Cảnh con cá nhảy lên bờ "đi bộ" khiến dân mạng Trung Quốc á khẩu: Đây là loài cá quen thuộc ở Việt Nam

Khiến dân mạng Trung Quốc kinh ngạc nhưng thực tế loài cá này lại rất quen mặt tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Đăng ngày: 26/09/2021
Các nhà khoa học lần đầu ghi nhận cảnh tượng chó sói

Các nhà khoa học lần đầu ghi nhận cảnh tượng chó sói "dàn cảnh" để bắt gấu nâu

Các nhà khoa học Belarus lần đầu tiên công bố chi tiết vụ sói tấn công gấu nâu, và họ đã phục dựng lại hiện trường trận chiến dựa trên các dấu vết ở đường mòn trên tuyết.

Đăng ngày: 25/09/2021
Hàng chục ngàn ấu trùng di chuyển thành khối khổng lồ kỳ dị

Hàng chục ngàn ấu trùng di chuyển thành khối khổng lồ kỳ dị

Chúng bò trên mặt đất, tập hợp thành một vật thể kỳ dị, di chuyển tới một mục tiêu không xác định mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chỉ có thể đưa ra các suy đoán.

Đăng ngày: 25/09/2021
Chuột túi nắm tay cảm ơn người đã cứu sống, giúp nó thoát khỏi tử thần

Chuột túi nắm tay cảm ơn người đã cứu sống, giúp nó thoát khỏi tử thần

Chuột túi quay trở lại cảm ơn người đã cứu sống mình thoát khỏi hồ nước lạnh giá ở Australia.

Đăng ngày: 25/09/2021
Tưởng nhầm là kẻ địch, quạ tấn công drone chở cà phê

Tưởng nhầm là kẻ địch, quạ tấn công drone chở cà phê

Một công ty vận chuyển bằng drone phải tạm dừng hoạt động ở vùng ngoại ô Canberra do mối đe dọa trên không từ những con quạ muốn bảo vệ lãnh thổ.

Đăng ngày: 24/09/2021
Loài cá ma cà rồng ám ảnh sông Amazon, không chỉ hút máu mà còn dùng vật chủ làm

Loài cá ma cà rồng ám ảnh sông Amazon, không chỉ hút máu mà còn dùng vật chủ làm "phương tiện di chuyển"

Tại sao chỉ hút máu trong khi có thể tận dụng luôn để di chuyển?

Đăng ngày: 24/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News