Trung Quốc chính thức nối xong đại công trình "3 trong 1" lơ lửng giữa trời khiến thế giới kinh ngạc

Ở hạ lưu sông Trường Giang, sóng xanh dâng cao và hàng trăm thuyền bè lớn nhỏ bận rộn lưu thông qua lại. Một con “rồng thép” khổng lồ bắc ngang qua sông. Đây là một “siêu dự án” kéo dài 5 năm, trở thành một công trình giao thông trọng điểm và là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng cầu đường Trung Quốc.

Ngày 9/6, với việc hoàn thiện các mối nối thép của nhịp cầu chính, toàn bộ cầu Trường Đài Dương Tử đã chính thức được kết nối. Cây cầu dài tổng cộng 10,03km, lập nhiều kỷ lục thế giới về cầu. Cầu Trường Đài Dương Tử dự kiến sẽ được thông xe vào nửa đầu năm 2025. Một khi đi vào hoạt động, thời gian di chuyển giữa hai thành phố Thường Châu và Thái Châu sẽ được rút ngắn từ hơn 1 tiếng xuống chỉ còn khoảng 20 phút.


Nằm giữa hai cây cầu lớn là Giang Âm và Thái Châu, cầu Trường Đài Dương Tử như một dải lụa thép nối hai thành phố Thường Châu và Thái Châu. Đây là cây cầu kết hợp bởi nhiều đoạn cầu nhỏ, bao gồm một cầu dây văng, hai cầu vòm thép và một cầu giàn thép liên tục. Điều này không chỉ đảm bảo khả năng chịu lực cho cây cầu khổng lồ mà còn tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo.

Theo Yin Zhenjun, phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy xây dựng cầu Trường Đài Dương Tử, việc xây dựng cầu gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là về giao thông đường thuỷ. Do nằm ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang, mật độ tàu thuyền di chuyển rất lớn. Vì vậy, nhịp chính của cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng với chiều dài lên đến 1.208 mét để đáp ứng những tàu có tải trọng lên đến 50.000 tấn lưu thông. Đây là nhịp cầu dây văng dài nhất thế giới.


Nhịp càng dài thì trụ cầu càng cao và móng càng sâu. Để đảm bảo độ vững chắc cho một cây cầu có nhịp dài như vậy, hai trụ cầu hình kim cương cao tới 350 mét, tương đương với toà nhà hơn 100 tầng. Trong khi đó, 64 mét dưới mặt nước là hai giếng chìm khổng lồ có diện tích tương đương 13 sân bóng rổ giúp cầu được cố định vững chãi.


Ngoài đoạn dây văng, cầu Trường Đài Dương Tử cũng lập kỷ lục cây cầu vòm thép đường bộ kết hợp đường sắt có nhịp dài nhất thế giới, với tổng chiều dài đoạn này là 388 mét.


Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các cảng và bến, ngoài nhịp cầu chính, cầu Trường Đài Dương Tử còn có những đoạn dẫn lên cầu ở Thiên Hành Châu và Lục An Châu. Ví dụ, với với tổng chiều dài 727 mét, trong đó nhịp chính là 388 mét, cầu Thiên Hành Châu đã vượt qua cầu đường sắt Thượng Hải - Tô Châu, trở thành cầu vòm thép cho đường bộ chung với đường sắt có nhịp dài nhất thế giới. Đoạn đường dẫn này sử dụng 40.000 tấn thép tạo nên kết cấu vòm, gần bằng số lượng thép xây dựng Sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh.


Dự án cầu có quy mô lớn, phức tạp về hệ thống và đa dạng về kết cấu. Cây cầu phải đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như dòng chảy, địa hình và địa chất, giao thông đường thuỷ và hạn chế không lưu. Vì thế để hiện thực hoá những kỷ lục “nhất thế giới”, việc thiết kế, xây dựng và quản lý cũng cần đổi mới và đột phá.


“Siêu thiết bị”
cầu trục trọng tải lớn nhất thế giới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, cần cẩu trọng tải 1.800 tấn cũng được đưa vào xây dựng. Cần cẩu mới có sức nâng tối đa 2.000 tấn, chiều cao nâng tối đa 80 mét, tương đương sức nâng 1.400 ô tô lên độ cao của tòa nhà 25 tầng.


Ngoài ra, dự án còn ứng dụng công nghệ thông minh trong suốt quá trình thi công, từ việc thiết kế, sản xuất cấu kiện đúc sẵn đến giám sát an toàn, thi công lắp đặt. Dự án đã ứng dụng công nghệ 5G, big data, internet… nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình thi công, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

Việc xây dựng cầu Trường Đài Dương Tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển của Trung Quốc, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Made in China 2025”. Sự kiện cầu Trường Đài Dương Tử hợp long thành công không chỉ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Giang Tô, giảm tải cho các cây cầu hiện tại mà còn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km

Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

Đăng ngày: 19/04/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 16/04/2025
Trung Quốc chi 14,8 tỷ USD xây tòa nhà cao kỷ lục nhưng lại bị nói là

Trung Quốc chi 14,8 tỷ USD xây tòa nhà cao kỷ lục nhưng lại bị nói là "không có thực"

Hóa ra yếu tố gây ấn tượng với người xem không phải chiều cao nổi trội của tòa nhà mà là cảm giác không có thực mà nó mang lại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole

Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

Đăng ngày: 15/04/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 15/04/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 12/04/2025
Lò phản ứng hạt nhân di động giá rẻ của cựu kỹ sư SpaceX sẽ ra mắt vào năm 2026

Lò phản ứng hạt nhân di động giá rẻ của cựu kỹ sư SpaceX sẽ ra mắt vào năm 2026

Một nhóm cựu kỹ sư của SpaceX đang phát triển một nguồn năng lượng di động, không phát thải đầu tiên trên thế giới và có thể đưa điện năng tới các vùng đất xa xôi.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News