Giải mã biểu tượng quốc gia huyền bí của Mông Cổ

Mang đầy màu sắc huyền bí, Soyombo tên gọi một biểu tượng quốc gia của Mông Cổ, xuất hiện trên Quốc kỳ, Quốc huy cũng như nhiều công trình quan trọng ở đất nước này.

Trong văn hóa Mông Cổ, Soyombo là một ký tự thiêng liêng trong bảng chữ cái Soyombo. Bảng chữ cái đặc biệt này được Zanabazar – một vị thánh tăng trong Phật giáo Mông Cổ - phát minh vào năm 1686. Cái tên "Soyombo" có nguồn gốc từ tiếng Phạn svayambhu, nghĩa là “tự tạo”.

Giải mã biểu tượng quốc gia huyền bí của Mông Cổ
Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng.

Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng, thể hiện vạn vật trong thế giới quan truyền thống của người Mông Cổ. Các yếu tố đó gồm: Lửa, mặt trời, mặt trăng, hai hình tam giác, hai hình chữ nhật nằm ngang, thái cực (âm - dương) và hai hình chữ nhật dọc.

Trong Soyombo, yếu tổ lửa tượng trưng cho sự tăng trưởng, vĩnh cửu, sự giàu có và thành công. Ba lưỡi lửa đại diện cho ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Yếu tố mặt trời và mặt trăng hàm ý đất nước Mông Cổ sẽ tồn tại mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh cửu. Các biểu tượng lửa, mặt trời, mặt trăng bắt nguồn từ văn hóa Hung Nô thời cổ.

Hai hình tam giác tượng trưng cho mũi tên hoặc mũi giáo. Đầu nhọn của chúng chỉ xuống như một lời khẳng định kẻ thù trong nước và ngoài nước đã bị đánh bại.

Hai hình chữ nhật nằm ngang tượng trưng cho sự trung thực và công lý của người Mông Cổ bất kể tầng lớp thượng lưu hay bần cùng trong xã hội. Hai hình chữ nhật dọc là bức tường của pháo đài, đại diện cho sự hiệp nhất và sức mạnh, liên quan đến một câu tục ngữ Mông Cổ: "Tình bạn của hai người mạnh mẽ hơn những bức tường đá".

Soyombo đã được coi là biểu tượng quốc gia của Mông Cổ từ năm 1911, khi lần đầu được đưa vào Quốc kỳ. Ngày nay biểu tượng này có thể được nhìn thấy tại nhiều nơi ở Mông Cổ, trong đó nổi bật nhất là đài tưởng niệm Zaisan ở ngoại vi thủ đô Ulaanbaatar...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giấm không phải là

Giấm không phải là "chất tẩy thần thánh", đây là 9 thứ đừng bao giờ lau bằng thứ đó

Chế phẩm lau chùi “thần thánh” này có thể gây ra hư hại nghiêm trọng cho các thiết bị gia dụng và một số món đồ dùng gia đình khác.

Đăng ngày: 21/12/2020
Quân tử và tiểu nhân khác biệt chỉ ở 1 điểm này

Quân tử và tiểu nhân khác biệt chỉ ở 1 điểm này

Đặc điểm rõ nhất của kẻ tiểu nhân, tâm cơ tư lợi chính là không quan tâm đến việc đúng sai, bất phân phải trái, mà chỉ muốn thu lợi cho mình.

Đăng ngày: 20/12/2020
Những hình ảnh về kỳ thi Hương cuối thế kỷ XIX

Những hình ảnh về kỳ thi Hương cuối thế kỷ XIX

Đây là những hình ảnh quý hiếm về kỳ thi Hương ở Nam Định trong bối cảnh cuối triều đại nhà Nguyễn.

Đăng ngày: 20/12/2020
Sơn có thành phần cứng hơn thép 200 lần

Sơn có thành phần cứng hơn thép 200 lần

Nhà khoa học cùng doanh nghiệp Việt vừa nghiên cứu thành công sơn nước có thành phần từ than chì giúp chịu đựng tốt với va đập, thời tiết...

Đăng ngày: 20/12/2020
Lá thư bí ẩn của kẻ giết người hàng loạt Zodiac Killer sau 51 năm đã được giải mã!

Lá thư bí ẩn của kẻ giết người hàng loạt Zodiac Killer sau 51 năm đã được giải mã!

Cuối cùng sau 51 năm, các nhà mật mã học đã giải mã thành công một trong những thông điệp bí ẩn nhất của tên sát nhân hàng loạt Zodiac Killer - người từng sát hại hàng chục người vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước tại miền bắc California, Hoa Kỳ.

Đăng ngày: 20/12/2020
Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không một ai dám uống: Vì sao?

Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không một ai dám uống: Vì sao?

Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không ai dám uống nước trong những giếng này.

Đăng ngày: 20/12/2020
Trên bàn nhậu, cứ hễ có rượu bia là đều phải chạm cốc - Vì sao vậy?

Trên bàn nhậu, cứ hễ có rượu bia là đều phải chạm cốc - Vì sao vậy?

Nguồn gốc của hành động chạm cốc có thể được lý giải qua ba nền văn minh lâu đời trên thế giới: La Mã, Hy Lạp và Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News