Giải mã trận đại hồng thủy trên sông Trường Giang năm 1931

Thảm họa lũ lụt trên sông Trường Giang cách đây gần 100 năm là kết quả do ảnh hưởng của El Nino kết hợp với nhiều yếu tố thời tiết khác.

Giải mã trận đại hồng thủy trên sông Trường Giang năm 1931
Hội trường thành phố Hán Khẩu trong trận lũ lụt năm 1931. (Ảnh: Sci Tech Daily).

Trận lũ lụt năm 1931 trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) ảnh hưởng tới 25 triệu người và khiến khoảng 2 triệu người thiệt mạng. Nghiên cứu gần đây liên hệ thảm họa này với cả yếu tố nhiệt đới và ngoài nhiệt đới, đồng thời thiếu biện pháp kiểm soát lũ lụt khiến ảnh hưởng càng thêm trầm trọng.

Vào mùa hè năm 1931, thảm họa chưa từng có diễn ra dọc theo lưu vực sông Trường Giang ở phía đông Trung Quốc. Đây là một trong những đợt thiên tai chết chóc nhất trong lịch sử. Lũ lụt nhấn chìm 180.000km2 đất đai. Bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt xã hội, nguồn gốc của trận lũ lụt hầu như chưa được khám phá. Đó là một thách thức do khan hiếm tư liệu lịch sử và dữ liệu khí tượng ở Trung Quốc trước thập niên 1950. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu lịch sử quan trọng gần đây giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu trận lũ lụt năm 1931, Sci Tech Daily hôm 10/9 đưa tin.

Một nghiên cứu công bố gần đây trên tạp chí Climate tìm hiểu thực tế và cơ chế ẩn sau trận đại hồng thủy trên sông Trường Giang. Họ phát hiện lũ lụt là kết quả từ tác động cộng gộp của nhiệt độ mặt biển gắn liền với El Nino và hoạt động sóng ở đại lục Á Âu. Theo nhóm nghiên cứu, lũ lụt có thể nghiêm trọng hơn do lượng mưa lớn vào đầu xuân trước đó.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu là giáo sư Tianjun Zhou ở Viện Vật lý Khí quyển (IAP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Zhou và cộng sự tiến hành phân tích dựa trên quan sát từ các thiết bị, tái phân tích cơ sở dữ liệu và mô phỏng với mô hình tuần hoàn khí quyển do nhiệt độ mặt biển thúc đẩy. Họ nhận thấy lũ lụt năm 1931 dọc thung lũng sông Trường Giang chịu ảnh hưởng từ lượng mưa tháng 7. Tổng lượng mưa tháng 7/1931 không chỉ lớn thứ hai trong thập kỷ qua, nó còn vượt qua nhiều khoảng thời gian khác từ năm 1951 đến năm 2000 về độ dai dẳng, theo Yueqi Zhou, nghiên cứu sinh tiến sĩ IAP.

Các nhà nghiên cứu phát hiện mưa lớn kéo dài trong tháng 7/1931 gắn liền với khối khí áp cao cận nhiệt đới tây Thái Bình Dương (WPSH). Nhiệt độ mặt biển ấm bất thường ở Ấn Độ Dương sau sự kiện El Nino khiến WPSH lan rộng theo hướng tây nam. Đồng thời, dòng tia phía tây dịch chuyển về phương nam do hoạt động sóng ngoài vùng nhiệt đới, cản trở WPSH dịch chuyển về hướng bắc trong tháng 7 như mọi khi. Tất cả những yếu tố này khiến WPSH tiếp năng lượng cho dải mưa dọc sông Trường Giang, dẫn tới thảm họa lũ lụt.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng kiểm tra biện pháp kiểm soát lũ lụt và phục hồi sau thiên tai. Họ kết luận việc thiếu biện pháp phòng ngừa, phản ứng và thích nghi cũng góp phần vào hậu quả.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhân loại có thể phải đối mặt với điều gì nếu tất cả sông băng trên Trái đất tan chảy

Nhân loại có thể phải đối mặt với điều gì nếu tất cả sông băng trên Trái đất tan chảy

Khi sự nóng lên toàn cầu ngày càng gia tăng, sự tan chảy của sông băng sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ và quá trình đếm ngược đang diễn ra ngay lập tức.

Đăng ngày: 16/09/2023
Ngay cả khi nhân loại tuyệt chủng thì 3 loại dấu vết này của con người vẫn sẽ tồn tại gần như mãi mãi!

Ngay cả khi nhân loại tuyệt chủng thì 3 loại dấu vết này của con người vẫn sẽ tồn tại gần như mãi mãi!

Sự tuyệt chủng của nhân loại là một viễn cảnh trong tưởng tượng, nhưng những dấu vết mà con người để lại thì không hoàn toàn như vậy.

Đăng ngày: 16/09/2023
Rùng mình trước lời kể

Rùng mình trước lời kể "sóng thần cao bằng tòa nhà 6 tầng" ở Libya

Người đứng đầu Liên đoàn các hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ICRC) tại Libya cho biết cơn " sóng thần" do vỡ đập có thể cao tới 7m.

Đăng ngày: 15/09/2023
Sự thèm ăn của con người khiến hành tinh sắp hết ngưỡng chịu đựng

Sự thèm ăn của con người khiến hành tinh sắp hết ngưỡng chịu đựng

6 trong số 9 giới hạn của hành tinh - gồm biến đổi khí hậu, phá rừng, mất đa dạng sinh học, hóa chất tổng hợp, cạn kiệt nước ngọt và sử dụng nitơ - đã chìm sâu trong “vùng đỏ.”

Đăng ngày: 15/09/2023
Số lượng thảm họa thời tiết tỷ đô ở Mỹ đạt kỷ lục

Số lượng thảm họa thời tiết tỷ đô ở Mỹ đạt kỷ lục

Trong năm 2023 số lượng thiên tai gây thiệt hại trên 1 tỷ USD ở Mỹ tăng kỷ lục, phần nào cho thấy tác động của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 15/09/2023
Lũ lụt Libya khiến 20.000 người có thể đã tử vong

Lũ lụt Libya khiến 20.000 người có thể đã tử vong

Hầu hết những người mất tích trong trận lũ đã thiệt mạng, nên số người chết trên thực tế có thể đã lên tới 20.000 người và hàng nghìn thi thể chưa được chôn cất bắt đầu phân hủy.

Đăng ngày: 14/09/2023
Trận đại hỏa hoạn giết chết 105.000 người ở Kanto năm 1923

Trận đại hỏa hoạn giết chết 105.000 người ở Kanto năm 1923

Những đám cháy bùng lên cùng lúc sau động đất và đường ống nước bị vỡ khiến 105.000 người dân ở vùng Tokyo thiệt mạng vào năm 1923.

Đăng ngày: 14/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News