Giải pháp dùng khí cầu kéo tàu vũ trụ lên cao 30.000m

Nguyên mẫu tàu vũ trụ Neptune Excelsior của công ty Space Perspective được nâng lên cao hơn 99% khí quyển Trái đất trong thử nghiệm ngoài khơi bang Florida.


Thử nghiệm đưa nguyên mẫu tàu vũ trụ Neptune Excelsior lên cao 30.000m. (Video: Space Perspective).

Trong thử nghiệm, nguyên mẫu tàu vũ trụ Neptune Excelsior không chở người. Con tàu được khí cầu khổng lồ SpaceBalloon kéo lên từ tàu biển Marine Spaceport Voyager, Design Boom hôm 19/9 đưa tin.

Neptune Excelsior bay lên độ cao khoảng 30.000m, gần tới không gian và cao hơn 99% khí quyển Trái đất. Sau khi đạt độ cao cực đại, nó hạ xuống một cách có kiểm soát và đáp an toàn xuống nước. Chuyến bay kéo dài 6 giờ, tính từ lúc phóng đến khi hạ cánh. Mục tiêu của chuyến bay thử nghiệm này là để chứng minh quy trình bay hoàn chỉnh - phóng, đạt độ cao lớn, giảm dần độ cao và hạ cánh - đồng thời kiểm tra các khả năng của Neptune Excelsior.

Thử nghiệm thành công cho phép công ty Space Perspective nghiên cứu dữ liệu thu thập được và cải tiến tàu vũ trụ. Trong quá trình thử nghiệm, công ty đã lần đầu tiên sử dụng cơ chế 4 con lăn mới để khí cầu SpaceBalloon cất cánh. Hệ thống này có thể giúp Space Perspective thực hiện chuyến bay vũ trụ từ các bãi phóng trên biển, ví dụ như tàu Marine Spaceport Voyager, cho phép phóng từ bất cứ đâu trên thế giới vào mọi thời điểm trong năm.

Giải pháp dùng khí cầu kéo tàu vũ trụ lên cao 30.000m
Khung cảnh nhìn từ độ cao 30.000m. (Ảnh: Space Perspective)

Neptune Excelsior đã duy trì được áp suất cabin an toàn và ổn định kể cả khi ở điểm cao nhất trong khí quyển. Điều này giúp xác nhận rằng thiết kế tàu vũ trụ hoạt động tốt. Phương tiện cũng chịu được sự thay đổi nhiệt độ lớn ở tầng khí quyển trên cao và hệ thống kiểm soát nhiệt độ giữ cho cabin luôn trong điều kiện dễ chịu ngay cả khi bên ngoài rất lạnh hoặc nóng.

Trong khi đó, khí cầu SpaceBalloon sử dụng khí hydro để bay lên. Nó cũng chứng minh được khả năng hoạt động tốt khi có thể lên cao rồi hạ xuống cùng tàu vũ trụ một cách an toàn.

Nhóm phụ trách nhiệm vụ của Space Perspective kiểm soát chuyến bay thử nghiệm bằng phần mềm và hệ thống liên lạc riêng. Sau chuyến bay, Neptune Excelsior được thu hồi bằng tàu phản lực và cần cẩu.

Nhóm phụ trách đã thu thập dữ liệu về hoạt động của tàu vũ trụ, bao gồm cấu tạo và độ bền của nó trong suốt chuyến bay. Họ dự định sử dụng thông tin này trong một mô hình ảo để các kỹ sư có thể phân tích và kiểm tra những hệ thống của tàu mà không cần thử nghiệm bay lần nữa. Điều này sẽ giúp họ điều chỉnh thiết kế tàu trước khi chính thức phóng vào năm 2025. Các chuyến bay thương mại dự kiến bắt đầu diễn ra vào năm 2026.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu Soyuz của Nga đưa 3 phi hành gia trở về Trái đất

Tàu Soyuz của Nga đưa 3 phi hành gia trở về Trái đất

Ngày 23-9, tàu vũ trụ Soyuz MS-25 của Nga đã đáp xuống khu vực gần TP Zhezkazgan (Kazakhstan), đưa phi hành đoàn gồm 3 người trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), theo hãng thông tấn TASS.

Đăng ngày: 24/09/2024
Nguy cơ bão từ tấn công Trái đất vào ngày Thu phân

Nguy cơ bão từ tấn công Trái đất vào ngày Thu phân

Trái đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Đăng ngày: 24/09/2024
Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại

Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại

Sử dụng Kính thiên văn James Webb, các nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh sáp nhập ngoạn mục của các thiên hà.

Đăng ngày: 23/09/2024
Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Ngày 20/9, hai phi hành gia Nga đã lập kỷ lục mới về thời gian lưu trú liên tục dài nhất trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 23/09/2024
Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Sử dụng hiện tượng gọi là thấu kính hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng Mặt trời như một kính thiên văn khổng lồ để nhìn sâu vào không gian.

Đăng ngày: 23/09/2024
Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Nghiên cứu mới cho thấy sự sống Trái đất không chỉ có nguồn gốc từ vũ trụ, mà còn đến từ một sự kiện kinh hoàng.

Đăng ngày: 22/09/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Ngọn núi cao nhất Hệ Mặt Trời mà chúng ta biết đến hiện nay là Olympus Mons (Núi Olympus), nằm trên sao Hỏa. Với chiều cao lên tới khoảng 25km, nó cao gấp khoảng 3 lần đỉnh Everest trên Trái đất.

Đăng ngày: 22/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News