Giáng sinh năm nay, lần đầu tiên xuất hiện "trăng lạnh" sau 38 năm

Sau 38 năm, hiện tượng "trăng lạnh" sẽ xuất hiện vào dịp Giáng sinh 2015.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, mặt trăng trong tháng này sẽ đạt mức tròn nhất vào đúng ngày lễ Giáng sinh. Hiện tượng trăng tròn vào tháng 12 còn được gọi là "trăng lạnh" vì xảy ra vào tháng lạnh nhất năm. Đây là lần đầu tiên trong vòng 38 năm qua, "trăng lạnh" mới lại xuất hiện vào đúng dịp Giáng sinh.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Phường - Nhà nghiên cứu về Thiên văn - Vũ trụ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Ông Phường cho biết, các nước phương Tây tính theo lịch dương, còn các nước phương Đông thì còn có thêm lịch âm. Dương lịch thì căn cứ vào chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời, âm lịch thì căn cứ vào hoạt động của mặt trăng.


Trăng lạnh sẽ xuất hiện vào dịp Noel 2015.

Trong khi đó, thường thì năm nào cũng có tháng thừa, tháng thiếu. Tổng hợp những ngày thừa thiếu đó thì thời gian trăng tròn hàng tháng, hàng năm sẽ có sự chênh lệnh nhưng không đáng kể. Có thể sau nhiều năm, trăng tròn lại rơi trùng vào một ngày đặc biệt nào đó, chẳng hạn là ngày lễ Giáng sinh như năm nay.

"Người phương Đông chúng ta thường không quá quan tâm tới việc trăng tròn xuất hiện vào thời điểm nào. Bởi đây là hiện tượng tự nhiên bình thường. Tháng nào cũng có trăng tròn. Theo âm lịch thì trăng tròn thường rơi vào ngày giữa tháng (15-16), còn dương lịch thì có thể rơi vào bất cứ ngày nào.

Năm nay, tình cờ là sau gần 40 năm, trăng tròn nhất trong tháng 12 lại rơi đúng vào đêm Noel và người phương Tây có thể đặt cho hiện tượng này một cái tên nào đó đặc biệt, cũng giống như hiện tượng trăng xanh, hay siêu chăng chẳng hạn", ông Phường nói.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Phường, thời điểm trăng tròn nhất trong tháng thì chỉ có một số vùng miền trên thế giới là trăng tròn cực đại. Tuy nhiên, ở những nơi khác vẫn có thể quan sát thấy trăng tròn với độ "biến dạng" không đáng kể.

Theo NASA, lần cuối cùng trăng tròn vào ngày lễ Giáng sinh là vào 25/12/1977.

Năm nay, người dân sống tại Mỹ sẽ thấy trăng tròn hoàn hảo nhất vào đêm 24/12, còn những người châu Âu sẽ thấy trăng tròn nhất vào ngày 25/12.

Sau năm 2015, mọi người phải chờ tới năm 2034 mới có thể chiêm ngưỡng trăng lạnh vào đêm Giáng sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News