Gien quyết định "tuổi thọ" sinh sản của phụ nữ
Các nhà khoa học đã tìm thấy những gien quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc chức năng sinh sản của phụ nữ.
Phát hiện này có thể mở ra hướng điều trị mới chữa các chứng rối loạn khả năng sinh sản của cơ thể và những bệnh liên quan như ung thư vú hay loãng xương.
Kết quả nghiên cứu độc lập của 5 nhóm các nhà khoa học của Anh, Mỹ, Iceland, Hà Lan và Australia, đăng trên tạp chí "Nature Genetics" số ra ngày 18/5, đều dẫn tới kết luận nói trên.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu về các biến thể phổ biến nhất của ADN trong số hàng nghìn phụ nữ sống tại các vùng khác nhau trên thế giới và đem đối chiếu với số liệu về tuổi tác và thời điểm bắt đầu một giai đoạn sinh sản nào đó.
4 trong số 5 tập thể khoa học đã chứng minh được rằng các biến thể ADN trong khu vực gien LIN28B dẫn đến những thay đổi về thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Gien này chịu trách nhiệm tổng hợp protein và đến lượt nó, protein này lại kiểm soát số lượng và tỉ lệ của các protein khác do các tế bào của cơ thể tổng hợp nên. Tuy nhiên, bằng cách nào mà gien LIN28B ảnh hưởng tới thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên vẫn còn là điều bí ẩn.
Một loạt nghiên cứu khoa học trước đó cho thấy gien LIN28B có ảnh hưởng theo cách nào đó tới sự tăng trưởng của con người. Vì thế các nhà khoa học cho rằng phát hiện của họ phần nào giải thích được nguyên nhân tại sao các cô bé dậy thì sớm thường có chiều cao khiêm tốn hơn so với các cô bé có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên muộn.
Trong khi đó, nhóm các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện các gien liên quan tới thời điểm mãn kinh. Thông thường đa số phụ nữ trải qua giai đoạn này trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi.
Nhóm các nhà khoa học đến từ công ty eCODE Genetics của Hà Lan phát hiện trong bộ gien người những gien quyết định giai đoạn mãn kinh bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn 2 năm.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có thể các gien được tìm thấy đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của cơ thể, chứ không chỉ quyết định thời điểm mãn kinh hay kỳ kinh đầu tiên.
Một nhóm các nhà khoa học ở Hội đồng nghiên cứu y học thuộc Cơ quan dịch tễ học ở Cambridge (Anh) đã tìm thấy các biến thể ADN, ảnh hưởng tới kỳ kinh đầu tiên, nằm trong các nhiễm sắc thể ở gần các gien khác có liên quan tới sự phát triển ngực ở các bé gái và vỡ giọng ở các bé trai./.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.
