Giới khoa học phẫn nộ vì thí nghiệm tàn nhẫn lên cá voi minke ở Na Uy

Các nhà khoa học lên án thí nghiệm "hoàn toàn không thể chấp nhận được" bởi nó có thể gây căng thẳng và thương tích, thậm chí gây tử vong cho cá voi trong quá trình thử nghiệm.

Kế hoạch bắt và chạy thử nghiệm bài kiểm tra âm thanh kéo dài 6 giờ trên cá voi minke đang được tiến hành tại Na Uy bất chấp sự phản đối của hơn 50 nhà khoa học và chuyên gia về động vật hoang dã, Guardian đưa tin ngày 8/6.

Một bản kiến ​​nghị yêu cầu ngừng thực hiện kế hoạch "tàn ác" này đã thu hút được hơn 59.000 chữ ký.

Trong một lá thư gửi cho Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn cá voi và cá heo (WDC) kêu gọi hủy bỏ các thử nghiệm trên cơ sở “chúng hoàn toàn không thể chấp nhận từ góc độ bảo tồn, khoa học và phúc lợi động vật”.

Ngoài ra, họ cũng tuyên bố nghiên cứu này “không đóng góp hữu ích gì cho khoa học” bởi nó diễn ra trong bối cảnh phi tự nhiên, gây lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sự an toàn của động vật và cả những người tham gia nghiên cứu.

“Khả năng cao là những con cá voi sẽ hoảng sợ khi chúng bị mắc kẹt. Chúng có thể vùng vẫy cố gắng thoát khỏi khu vực bao vây, dẫn đến việc bị thương nghiêm trọng”, tiến sĩ Siri Martinsen, bác sĩ thú y của Noah - tổ chức phi chính phủ về động vật lớn nhất của Na Uy cảnh báo.


Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy các tấm lưới đã được giăng trên mặt biển nhằm "bẫy" đàn cá voi. (Ảnh: Guardian).

Không chỉ khiến cá voi bị thương, Giám đốc chương trình biển của Viện Phúc lợi Động vật, Susan Millward cho biết nếu cá voi đáp trả với một lực cực mạnh, nó có thể gây nguy hiểm với các nhà nghiên cứu.

“Không thể dự đoán được phản ứng của cá voi, do đó chúng tôi tin rằng những người tham gia nghiên cứu, đặc biệt những ai ở dưới nước, sẽ có nguy cơ bị thương nghiêm trọng”, bà nói.

Ngoài ra, có thể thuốc an thần khẩn cấp sẽ được sử dụng trong trường hợp cá voi phản ứng thái quá. Tuy nhiên, Giám đốc chính sách tại WDC Vanessa Williams-Gray khẳng định còn quá ít dữ liệu cho thấy mức độ an toàn của thuốc đối với cá voi và cá heo.

“Hiện chỉ có bằng chứng cho thấy sử dụng thuốc an thần có thể đe dọa đến tính mạng loài này”, bà nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh nguy cơ cá voi có thể bị chết do căng thẳng hoặc gắng sức trong quá trình bắt và thí nghiệm.

Tuy nhiên, kế hoạch đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy phê duyệt. Hàng chục con cá voi minke sẽ bị bắt tại eo biển ngoài khơi đảo Vestvågøy, khu vực Lofoten, miền Bắc Na Uy. Đây là nơi loài động vật này bơi qua hàng năm để đi kiếm ăn tại phía bắc biển Barents.

Sau khi bị bắt, cá voi sẽ bị kẹp vào giữa 2 chiếc bè trong vòng tối đa 6 tiếng. Dưới da của chúng sẽ được gắn điện cực nhằm nghiên cứu cách bộ não phản ứng với các tần số tiếng ồn dưới biển. Kết thúc thí nghiệm, chúng sẽ được gắn thẻ vệ tinh và thả trở lại biển.

Thí nghiệm dự kiến diễn ra từ ngày 15/5 đến 22/6 nhưng bị hoãn do thời tiết xấu. Sau khi bơi vào khu vực bao vây, những con cá voi này sẽ được chuyển sang khu vực nuôi cá hồi để bắt đầu thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy mong muốn thí nghiệm sẽ đo khả năng chịu đựng mức độ tiếng ồn của cá voi, từ đó tăng cường hiểu biết về cách loài vật này bị ảnh hưởng bởi sóng siêu âm hải quân và tiếng ồn từ hoạt động thăm dò dầu khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News