Hải ly biển có thể làm nóng cơ thể bằng cách chuyển hóa trực tiếp thức ăn thành nhiệt

Cơ bắp của hải ly biển có khả năng biến thức ăn thành nhiệt trực tiếp hơn nhiều loài cùng kích cỡ. Các loài có vú thủy sinh thường có kích thước lớn với lớp cách nhiệt dày giúp giữ nhiệt. Nghiên cứu mới cho thấy tại sao hải ly tuy nhỏ bé, chỉ nặng từ 14-45kg, chỉ với lớp lông lại có thể giữ ấm tốt đến vậy.

Hải ly có lớp lông khá dày nhưng lại không đủ để giữ ấm, vậy nên chúng tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tốc độ trao đổi chất của hải ly cũng cao gấp 3 lần các loài có cùng kích cỡ.

Hải ly biển có thể làm nóng cơ thể bằng cách chuyển hóa trực tiếp thức ăn thành nhiệt
Tốc độ trao đổi chất của hải ly cũng cao gấp 3 lần các loài có cùng kích cỡ.

Các cơ bắp tạo ra nhiệt khi động vật cử động và nhiều loài run rẩy cơ bắp để chống lạnh, nhưng đây không phải là một chiến lược tốt đối với các loài sống và săn ở vùng nước lạnh. Thay vào đó, ty thể trong tế bào cơ của hải ly tạo ra nhiệt trực tiếp.

Ty thể sử dụng năng lượng từ thức ăn để tạo ra proton. Khi proton đi ngấm lại vào ty thể, thế năng được sử dụng để tạo ra các phân tử giàu năng lượng ATP (adenosine triphosphate) được sử dụng cho các hoạt động khác.

Ở loài hải ly biển, các proton có thể ngấm lại vào ty thể mà không tạo ra ATP. Thay vào đó, quá trình tạo ra nhiệt năng mà không cần cơ bắp cử động. Một số loài khác cũng sử dụng khả năng này để giữ ấm như loài chuột, nhưng hải ly là "cỗ máy sản sinh nhiệt" hiệu quả nhất.

Quá trình tương tự xảy ra ở các loài khác bao gồm người nhờ vào lớp mỡ nâu. Nhưng hải ly biển lại không có mấy mỡ, trong khi lại rất "cơ bắp". Với những con có cân nặng hơn 9kg, toàn bộ hệ cơ của chúng có thể tạo ra đủ nhiệt giữ ấm toàn bộ cơ thể.

Điểm trừ của khả năng này là rất tốn thức ăn. Hải ly dành hơn nửa ngày để ăn và có thể ăn một khối lượng bằng một phần tư trọng lượng cơ thể.

Nghiên cứu được đăng trong tạp chí Science.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát hiện khả năng

Các nhà khoa học phát hiện khả năng "thần kì" của chó con

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng chó con có năng khiếu hiểu được những cử chỉ của con người mà.

Đăng ngày: 14/07/2021
Bò tí hon nhỏ nhất thế giới, con trưởng thành chỉ cao hơn 50cm

Bò tí hon nhỏ nhất thế giới, con trưởng thành chỉ cao hơn 50cm

Bò lùn tí hon ở Bangladesh gây chú ý, thu hút nhiều người hiếu kỳ đến tận mắt nhìn thấy.

Đăng ngày: 13/07/2021
Cần thủ may mắn câu trúng

Cần thủ may mắn câu trúng "cá quái vật" thời tiền sử

Cần thủ người Canada câu trúng con cá tầm trắng dài 6m trong chuyến đi câu với bạn bè.

Đăng ngày: 12/07/2021
Ký sinh trùng

Ký sinh trùng "tẩy não" linh cẩu non, thôi thúc chúng tới gần kẻ săn mồi

Những con linh cẩu non nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii thu hẹp khoảng cách với lũ sư tử, đặt chúng vào mối nguy tiềm tàng hơn so với các đồng loại khỏe mạnh.

Đăng ngày: 12/07/2021
Kỳ lạ con chim “điên” chuyên tấn công nam sinh, không hề động đến nữ sinh

Kỳ lạ con chim “điên” chuyên tấn công nam sinh, không hề động đến nữ sinh

Theo SCMP, con sáo đen này chuyên tấn công các nam sinh viên của trường đại học trong khi nó không hề đụng đến các nữ sinh.

Đăng ngày: 10/07/2021
Đập thủy điện 800 triệu USD đe dọa cá tầm cực kỳ nguy cấp

Đập thủy điện 800 triệu USD đe dọa cá tầm cực kỳ nguy cấp

Dự án thủy điện trên sông Rioni River có thể xóa sổ những loài cá tầm vô cùng quý hiếm đẻ trứng ở thượng nguồn như cá tầm râu tua, cá tầm beluga, cá tầm sao.

Đăng ngày: 08/07/2021
Ô nhiễm dược phẩm biến cá hồi nâu thành

Ô nhiễm dược phẩm biến cá hồi nâu thành "con nghiện"

Nghiên cứu mới cho thấy hợp chất methamphetamine thải vào sông hồ có thể làm thay đổi hành vi của cá hồi nâu, đe dọa sự tồn tại của loài.

Đăng ngày: 08/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News