Hầm đường sắt xuyên qua lòng đất nóng tới 89 độ C

Quá trình thi công đường sắt từ tỉnh Tứ Xuyên tới Tây Tạng phải vượt những khu vực có nhiệt độ cực cao từ vỏ Trái đất.

Phần lớn tuyến đường sắt bao gồm đào hầm xuyên qua lớp đá nóng đến mức con người hoặc máy móc không thể chịu được. Tại đó, nhiệt độ gần mặt đất lên tới 89 độ C, mức cao kỷ lục đối với một dự án cơ sở hạ tầng giao thông, theo các nhà địa chất học.

Khi cao nguyên Tây Tạng hình thành do va chạm giữa mảng kiến tạo Á Âu và tiểu lục địa Ấn Độ Dương, lực kiến tạo dẫn tới sự ra đời của dãy Himalaya, một lượng nhiệt khổng lồ bị giữ lại bên trong lớp vỏ nhô cao. Đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng dài 1.543km đi qua hơn 40 vệt đứt gãy lớn, nhiều hơn bất kỳ dự án đường sắt nào trước đây.


Công nhân phải chịu nhiệt độ cao khi làm việc trong đường hầm. (Ảnh: Đại học Giao thông Tây Nam).

"Nguồn nhiệt dưới lòng đất bốc lên cao dọc theo khu vực đứt gãy và sinh ra các điểm tỏa nhiệt ở địa phương, dẫn tới thảm họa địa nhiệt thường xuyên", giáo sư địa vật lý Lan Hengxing và cộng sự ở Viện Khoa học Địa lý và Nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên, cho biết trong nghiên cứu công bố tuần trước trên tạp chí Engineering Geology.

Các nhà khoa học và kỹ sư tìm ra một số cách để giảm hơi nóng khi công nhân thực hiện dự án nhằm đáp ứng thời hạn hoàn thành vào năm 2024. Tuyến đường sắt nối Thành Đô, trung tâm kinh tế với dân cư đông đúc ở tây nam và Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Hiện 1/3 tuyến đường sắt đã hoàn thành với các đoàn tàu đi vào hoạt động.

Tốc độ 200km/h của tàu có thể giảm thời gian đi tới Tây Tạng từ một tuần xuống còn 12 giờ, dù vẫn chậm hơn đường sắt cao tốc (350km/h). Đó là do tàu phải đi lên độ cao hơn 3.000 m qua một số vùng đất hẻo lánh và khắc nghiệt nhất thế giới, chịu tác động từ động đất, sạt lở, ngập lụt và sông băng tan chảy.

Ý tưởng xây đường sắt từ lòng chảo Tứ Xuyên màu mỡ tới Tây Tạng được đề xuất cách đây khoảng một thế kỷ, khi các thương nhân mất gần một năm di chuyển trên lưng ngựa. Năm 2014, chính phủ Trung Quốc tiến hành dự án Tứ Xuyên - Tây Tạng với thời hạn 10 năm. Gần như toàn bộ tuyến đường chạy qua những cây cầu hoặc đường hầm. Với 8 ngọn núi cao hơn 4.000 m, các kỹ sư dân sự đánh giá đây là dự án đường sắt khó khăn nhất trong lịch sử.

Hơn 70% công nhân bị ảnh hưởng về sức khỏe, phổ biến nhất là đau ngực, nôn mửa và mất ý thức do nhiệt độ cao trong đường hầm, theo nghiên cứu năm 2019 của giáo sư He Chuan ở Đại học Giao thông Tây Nam. Công nhân chỉ có thể chịu điều kiện nhiệt độ cao trong hai giờ. Nhiệt độ cao cũng khiến động cơ xe tải và xe ủi bị quá nhiệt trong khi lốp và phanh ngừng hoạt động. Nhưng nguy hiểm nhất là đá phát nổ dưới nhiệt độ và áp suất cao, đe dọa mọi công nhân ở khu vực thi công.

Có hơn 70 đường hầm trên tuyến đường sắt, đường hầm dài nhất là hơn 40 km. Để giảm nhiệt độ, kỹ sư lắp đặt những chiếc quạt khổng lồ để thổi không khí mát vào đường hầm với thể tích 300 mét khối mỗi giây. Họ cũng thường xuyên vẩy nước lạnh lên đá để hấp thụ nhiệt. Ở khu vực cần khoan, các khối băng được xếp chồng chất dọc thành đường hầm, đôi khi với khối lượng hơn 200 tấn một ngày. "Những phương pháp này đã phát huy hiệu quả", Lan cho biết. "Nhờ đó, rủi ro cao từ địa nhiệt đối với đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng nhìn chung nằm trong tầm kiểm soát".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?

Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.

Đăng ngày: 09/04/2025
12 loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới

12 loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới

Dưới đây là danh sách 12 loại gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới. Trong đó có những loại gỗ không bao giờ bị mọt, chịu được nước, tỏa ra hương thơm dễ chịu và chịu va đập cực tốt.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tại sao chúng ta ngày càng già đi trong khi tế bào luôn tự nhân đôi?

Tại sao chúng ta ngày càng già đi trong khi tế bào luôn tự nhân đôi?

Cơ thể con người không được thiết kế cho việc sống quá lâu và thường được giới hạn ở tuổi 90. Vậy vì sao chúng ta lại già đi và sự già đi thật sự có ý nghĩa như thế nào?

Đăng ngày: 08/04/2025
10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

Có những hiện tượng thiên nhiên bạn chưa biết đến, vì ít khi chúng xảy ra hay vì  bạn ở một vị trí địa lý không xảy ra những bất thường.

Đăng ngày: 08/04/2025
Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Đăng ngày: 07/04/2025
Nghiên cứu sốc: Có thể làm thời gian ngừng lại

Nghiên cứu sốc: Có thể làm thời gian ngừng lại

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian có thể dừng lại được. Tiết lộ này đã gây ra nhiều kinh ngạc đồng thời mang đến niềm hi vọng cho con người với mong ước du hành thời gian vào một lúc nào đó sẽ trở thành hiện thực.

Đăng ngày: 07/04/2025
Con người bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ?

Con người bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ?

Trái Đất có gần 8 tỷ người, mỗi người trong số chúng ta chỉ là một chấm nhỏ bé vô nghĩa. Giờ hãy nhìn rộng và thấy chúng ta nhỏ bé như thế nào trong vũ trụ.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News