Hàn vết thương
Có vẻ như đã sắp hết thời của các mũi khâu, sau khi giới phẫu thuật đã áp dụng thành công kỹ thuật “hàn” vết thương mới, dùng tia laser và... vàng.
Ảnh minh họa: internet
Theo đó, mối hàn chứa các phân tử vàng có thể tạo thành một vết vá co giãn, di chuyển theo cử động của cơ thể. Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Hóa học Mỹ đã tiến hành thử nghiệm mối hàn vàng trên ruột heo trước khi rút ra kết luận rằng nó có thể thay thế các mũi khâu truyền thống, theo phys.org, kết quả cho thấy tốc độ phẫu thuật nhanh hơn phương pháp vá vết thương truyền thống, và sẹo cũng ít hơn bình thường.
Phương pháp này được gọi là Hàn mô laser (LTW). Các chuyên gia Mỹ đã dùng sợi nano vàng chứa bên trong một vật liệu để khiến nó co giãn dễ dàng hơn, giảm nguy cơ bục vết thương hoặc đứt chỉ. Khi áp dụng phẫu thuật cho heo, họ phát hiện vật liệu mới, được kích hoạt bằng ánh sáng, đã hình thành một lớp vá dẻo dai, chặt và bền.
Một khi vết thương được vá kín miệng như vậy, vi khuẩn có hại bên trong sẽ không rò rỉ ra ngoài được. Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch thử nghiệm thêm vật liệu mới ở động vật, trước khi quyết định thay thế phương pháp khâu vết thương (chẳng hạn như ở ruột) lâu nay bằng cách tiếp cận mới, trong một số trường hợp.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
