Hằng Nga sẽ bay trực tiếp lên mặt trăng
Trả lời phỏng vấn vào ngày hôm 11/3, kiến trúc sư trưởng của tàu Hằng Nga 1, Diệp Bồi Kiến cho biết, hiện tại tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 2 đã hoàn thành các hạng mục kỹ thuật quan trọng và dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ sớm nhất vào tháng 10 tới đây.
Hằng Nga 2 sẽ có nhiều cải tiến hơn so với Hằng Nga 1. Ảnh: Internet.
Diệp Bồi Kiến nói, so với tàu Hằng Nga 1, ưu điểm lớn nhất của Hằng Nga 2 là thời gian đến mặt trăng sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần. Nếu như tàu Hằng Nga 1 phải bay vòng quanh quỹ đạo Trái đất trong 7 ngày rồi mới bay lên mặt trăng thì tàu Hằng Nga 2 sẽ bay trực tiếp lên mặt trăng. Ông Diệp cũng tiết lộ, theo dự kiến, thời gian để tàu Hằng Nga 2 bay lên mặt trăng chỉ vào khoảng 120 giờ.
Theo ông Diệp Bồi Kiến, Hằng Nga 2 là công trình mở đầu cho giai đoạn 2 của dự án thăm dò mặt trăng của Trung Quốc, nhằm tích lũy kinh nghiệm cho dự án này. Ngoài trừ việc bay thẳng lên mặt trăng, Hằng Nga 2 còn được trang bị camera có độ phân giải cao hơn nhiều lần so với Hằng Nga 1. Diệp Bồi Kiến tiết lộ, vì độ phân giải những bức ảnh của tàu Hằng Nga 2 cao hơn nên có thể nhìn thấy những dấu tích của con người, bao gồm cả Trung Quốc để lại trên mặt trăng.
Hằng Nga 2 sẽ chỉ mất khảng 120 tiếng để tiếp cận mặt trăng. Ảnh: Internet.
Cũng theo ông Diệp Bồi Kiến, mục đích của các tàu Hằng Nga là tiến hành thăm dò mặt trăng. Hiện tại, dự án tàu Hằng Nga 3 cũng đang tiến hành một cách thuận lợi và đã hoàn thành giai đoạn kế hoạch và đã chuyển sang giai đoạn đầu của thử nghiệm kỹ thuật. “Giai đoạn đầu phải mất khoảng từ 1 đến 2 năm mới có thể hoàn thành. Sau đó mới bước vào giai đoạn chính. Theo kế hoạch trước năm 2013 sẽ phóng tàu Hằng Nga 3”, Diệp Bồi Kiến nói.
Bàn tới kế hoạch thăm dò mặt trăng trong tương lai của Trung Quốc, Diệp Bồi Kiến cũng tiết lộ, sau tàu Hằng Nga 3, Trung Quốc sẽ còn có Hằng Nga 5, Hằng Nga 6. Những tàu này sẽ được thiết kế để có thể quay trở về từ mặt trăng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
