Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Một thị trấn ở bang Pennsylvania đang đau đầu tìm cách đối phó với đàn kền kền di cư nán lại lâu hơn do biến đổi khí hậu.

Các cư dân ở Marietta, Pennsylvania, đang phải đối mặt với đàn kền kền đen lũ lượt kéo tới. Những con chim có sải cánh lên tới 1,5 mét. Loài vật ăn xác thối này không ngừng phá hủy mái nhà và thùng rác, đồng thời phủ đầy phân trên những ngọn cây.

Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ
Kền kền đen đậu đầy ngọn cây. (Ảnh: Shutterstock).

Người dân thị trấn buộc phải gõ vào xoong chảo và la hét để xua đuổi những con chim, một số người thậm chí còn đốt pháo hoa. Nhiều người khác treo kền kền nhồi bông trong sân nhà, bởi chúng có vẻ sợ xác đồng loại. Tại Mỹ, hành vi đặt bẫy, giết hoặc sở hữu kền kền đen bị nghiêm cấm. Người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt 15.000 USD và 6 tháng tù giam. Làm hình nộm kền kền khá hiệu quả nhưng tốn kém và cần xin giấy phép từ nhà chức trách.

Chim kền kền đang trở thành vấn đề ngày càng lớn ở vùng đông bắc Pennsylvania trong ít nhất một thập kỷ nhưng đây là năm tồi tệ nhất. Vào mùa thu và mùa đông, chim kền kền thích tập trung theo đàn và bị thu hút bởi nhiệt phát ra từ lò sưởi. Hàng trăm con tụ tập trên cây, mổ đá cuội, moi đệm cao su ở cửa kính xe, lục lọi thùng rác tìm thức ăn vương vãi.

Trong quá khứ, kền kền đen là loài chim di cư nhưng biến đổi khí hậu đang thúc đẩy chúng ở lại vùng đông bắc lâu hơn. Không chỉ ăn xác thối, kền kền đen còn giết động vật nhỏ, gây rắc rối cho nông dân và chủ vật nuôi. Phân của chúng có thể giết chết cây trồng, đồng thời mang nhiều bệnh dịch như salmonella và encephalitis. Kền kền đen còn có thể tiết ra một chất gây xói mòn mạnh nhằm tự vệ. Ngoài ra, đôi khi chúng đánh rơi con mồi từ độ cao 100 m, làm hỏng cột phát tín hiệu vô tuyến, nhà cửa và khiến người đi đường hoảng sợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Sóc đất Bắc cực có thể tái chế chất dinh dưỡng của cơ thể trong quá trình ngủ đông kéo dài hàng tháng trời.

Đăng ngày: 09/12/2020
Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Sau khi nghe thấy tiếng hét thất thanh từ các ngọn cây, 2 con khỉ lao tới làm thịt đồng loại mới sinh của mình.

Đăng ngày: 08/12/2020
Phát hiện tổ trứng hiếm của loài rùa da lớn nhất thế giới

Phát hiện tổ trứng hiếm của loài rùa da lớn nhất thế giới

Các nhà bảo tồn tìm thấy tổ trứng đầu tiên của loài rùa da có nguy cơ tuyệt chủng sau hơn ba năm tại bờ biển Ecuador.

Đăng ngày: 07/12/2020
Đây mới là công dụng thực sự của bong bóng cá, xóa bỏ hiểu nhầm phổ biến hơn 300 năm qua

Đây mới là công dụng thực sự của bong bóng cá, xóa bỏ hiểu nhầm phổ biến hơn 300 năm qua

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu những con cá có thực sự kiểm soát được thể tích của bong bóng bên trong cơ thể của chúng hay không?

Đăng ngày: 06/12/2020
Tại sao cá trê có nhiều râu?

Tại sao cá trê có nhiều râu?

Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ cá trê có nhiều râu là do bộ phận này có thể giúp chúng ngửi và cảm nhận thức ăn xung quanh khi di chuyển trong bóng tối.

Đăng ngày: 06/12/2020
Giải mã bí ẩn về con rùa có màu vàng quý hiếm đang gây bão mạng xã hội

Giải mã bí ẩn về con rùa có màu vàng quý hiếm đang gây bão mạng xã hội

Sở Lâm nghiệp Ấn Độ mới tìm thấy con rùa có chiếc mai màu vàng óng ả, rực rỡ, tựa như phô-mai hay lòng đỏ trứng gà. Màu sắc kỳ lạ của nó đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 06/12/2020
Phát hiện

Phát hiện "cụ" cá thọ nhất thế giới: 81 tuổi

Khi "cụ" cá này được sinh ra, Thế chiến thứ hai vẫn chưa kết thúc, Franklin D Roosevelt vẫn là tổng thống Mỹ và Elvis Presley chỉ là một đứa trẻ chưa biết hát một từ nào.

Đăng ngày: 04/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News